Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ nổi tiếng của nền thơ ca Việt Nam. “Đây thôn Vĩ Dạ” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ. Bài thơ đã để lại cho người đọc sâu sắc về một hồn thơ thật độc đáo. Khổ thơ thứ hai của bài thơ là một khổ thơ đẹp về cảnh và tình.
Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ nổi tiếng của nền thơ ca Việt Nam. “Đây thôn Vĩ Dạ” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ. Bài thơ đã để lại cho người đọc sâu sắc về một hồn thơ thật độc đáo. Khổ thơ thứ hai của bài thơ là một khổ thơ đẹp về cảnh và tình.
Câu thơ như bức tranh êm đềm, thơ mộng về sông Hương với những nét vẽ mềm mại, tinh tế mà trĩu nặng suy tư. Gió và mây vốn là 2 sự vật gán bó với nhau, gió thổi mây bay vậy mà ở câu thơ này, cách ngắt nhịp 4/3 cùng điệp từ "gió", "mây" để chúng về 2 hướng nghịch chiều nhau. Gió cứ lối gió, mây cứ đường mây, gió đóng khung trong gió, mây cô đơn trong mây, không có lấy một sự khăng khít. Khoảng cách chia lìa giữa gió và mây càng lớn thì sự cô đơn, trống trải của con người càng rộng. Muốn trở về thôn Vĩ mà người lai có quá nhiều ngáng trở, cùng giống như gió và mây sinh ra là ở bên nhau nhưng vẫn chia tách như nghịch cảnh, quả thật " người buồn cảnh có vui đâu bao giờ".
Nếu như ở khổ thơ trước có một Vĩ Dạ ắp đầy sự sống mơn mởn tươi xanh thì đến đây mạch thơ đã thay đổi. Cảnh và tình cũng đều thay đổi. Vẫn là vĩ dạ nhưng trong cảnh dòng sông bến nước vĩ dạ ấy lại lạc điệu vô sắc vô hương. Cảnh non nước Vĩ Dạ hiện lên với những hình ảnh quen thuộc như gió mây... nhưng tất cả đều trong trạng thái buồn bã chia li. Gió chỉ thổi nhẹ mây cũng chỉ chậm bay dòng nước lững lờ trôi. Điều đặc biệt là xưa nay gió thổi mây bay gió và mây vốn sóng đôi gắn bó vậy mà đi vào thơ Hàn Mặc Tử gió - mây lại không chung một trời "gió theo lối gió mây đườn mây". Câu thơ bị ngắt làm đôi tạo ra cả một bầu trời chia li giã biệt. Nỗi buồn của con người nỗi mặc cảm về sự chia li của con người đã chia lìa cả những thứ tưởng như không thể chia lìa, đã cắt lẻ cả những thứ vốn đã có cặp có đôi.
- Ý nghĩa biểu đạt: tả thực vẻ êm đềm, nhịp điệu khoan thai của xứ Huế (gió mây nhè nhẹ bay đi).
- Ý nghĩa biểu cảm: nhịp thơ 4/3 và sự vận động ngược chiều của hình ảnh thơ (gió, mây) gợi sự chia li, tan tác, để lại sự trống vắng của không gian, gợi tâm trạng u buồn, cô đơn của nhà thơ.
Ý nghĩa của câu gió theo lối gió, mây đường mây
Mua tài khoản Hoatieu Pro để trải nghiệm website Hoatieu.vn
Anh chị hiểu như thế nào về câu thơ gió theo lối gió mây đường mây? Đây thôn Vĩ Dạ là một trong những bài thơ hay về vẻ đẹp thiên nhiên và con người xứ Huế. Bài thơ cũng là tiếng lòng tha thiết yêu đời, yêu người của tác giả. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ bài văn cảm nhận đoạn thơ gió theo lối gió mây đường mây giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ý nghĩa của câu gió theo lối gió mây đường mây trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ.
Mời các bạn cùng tham gia group Bạn Đã Học Bài Chưa để cập nhật các kiến thức mới bổ ích về học tập cùng với Hoatieu nhé.