Mọi người thường nghĩ chỉ có nguy cơ lây bệnh dại nếu bị chó, mèo hoặc các động vật mang virus dại cắn, nhưng chỉ cần bị các động vật mang virus bệnh dại cào và nếu không được tiêm ngừa thì nguy cơ tử vong cũng rất cao.
Mọi người thường nghĩ chỉ có nguy cơ lây bệnh dại nếu bị chó, mèo hoặc các động vật mang virus dại cắn, nhưng chỉ cần bị các động vật mang virus bệnh dại cào và nếu không được tiêm ngừa thì nguy cơ tử vong cũng rất cao.
Như mình đã nói ở trên, vào mùa khô thì...gần như xe nào cũng đi được, vì đường chỉ hơi gồ ghề một tí thôi. Tuy nhiên mùa mưa thì đây lại là một cung đường khác hoàn toàn. Đã có lần một tour Rally Nam Cát Tiên của Chrunix phải quay đầu ngược ra quốc lộ, vì ngập quá sâu nên đã có vài xe cào cào cháy bố nồi và bị ngập nước.
Do đó, loại xe phù hợp nhất để đi Nam Cát Tiên ở gần như mọi điều kiện thời tiết, là xe cào cào. Xe cào cào phổ thông căn bản như Honda XR150L là đã đủ để đi cung đường này. Tuy nhiên, để đi dễ hơn và đỡ mệt hơn, bạn có thể tham khảo những trang bị offroad dành cho xe cào cào. Nếu không có xe để đi, bạn có thể thuê xe cào cào Honda XR150, CRF150 và CRF250 cùng đồ bảo hộ phù hợp để đi phượt cung Nam Cát Tiên này.
Nam Cát Tiên là khu du lịch, do đó nhà nghỉ, khách sạn không hề thiếu. Địa điểm đến quen thuộc của tụi mình là Green Bamboo Lodge. Khu resort Green Bamboo nằm gần cổng vào khu du lịch Nam Cát Tiên, là một dãy phức hợp nhiều lodge và bungalow sát bờ sông, quang cảnh nhìn ra bên kia sông rất chill, lâu lâu có mấy con khỉ nhảy qua lại. Chi phí phòng ở Green Bamboo thường dao động ở 400.000đ/người.
Ngoài Green Bamboo, còn những vị trí nhà nghỉ, khách sạn và homestay khác như Green Hope Lodge, mặc dù không nằm kế bờ sông, nhưng vẫn chung một không khí rừng vắng vẻ dễ chịu, và chỉ cách bờ sông vài bước chân mà thôi.
Supercross, Enduro, Supermoto là ba loại xe cào cào được các phượt thủ chọn để chinh phục các cung đường tại Việt Nam.
Khá kén người sử dụng nhưng xe máy địa hình - cào cào không còn quá mới mẻ với giới trẻ Việt. Tuy nhiên, có những lý do khiến dòng xe này không được nhìn thấy nhiều trên các cung đường. Đầu tiên, phải kể đến là thị trường Việt Nam hiện vẫn chưa đa dạng các mẫu xe nhập khẩu chính ngạch nên người mê xe chưa có nhiều lựa chọn. Cào cào chia làm ba loại chính:
Supercross - chuyên nghiệp, dùng để biểu diễn và đua, không có đèn, còi, xi- nhan, tinh giản hết mức để hạn chế cân nặng, không thể tham gia giao thông.
Enduro - bán chuyên nghiệp, có các bộ phận cần thiết để đạt tiêu chuẩn công cộng. Lốp xe không quá gai góc, để có thể linh hoạt sử dụng khi đi off-road, lẫn đường trường.
Supermoto - xe phố, được tối ưu hóa đường bộ bằng cách sử dụng cặp lốp ít gai, và vòng bánh bằng nhau trước sau.
Chiều cao yên xe cào cào chưa thực sự phù hợp với người Việt Nam. Bốn dòng xe enduro phổ biến hiện nay là Honda XR 150 L yên cao 825 mm, Yamaha XTZ 125 là 840 mm, Honda CRF 150 L 869 m và Kawasaki KLX 150 BF 870 mm, sẽ thoải mái với người có chiều cao 1,7-1,8 m. Những người có chiều cao thấp hơn sẽ phải kiễng chân và dễ bị ngã do chân đáp không vững. Ngoài ra, kiểu dáng cao, dài của xe sẽ khá chiếm diện tích khi tham gia giao thông trên đường.
Đặc biệt, giá thuê khá cao. Nếu bạn đi du lịch ở một thành phố khác bằng máy bay, bạn thường thuê xe máy tại điểm đáp, rồi bắt đầu chuyến du ngoạn của mình. Thay vì 150.000-200.000 đồng một chiếc xe máy thông thường, thì xe cào cào lại có giá thuê khoảng 500.000 đồng một ngày.
Tuy vậy, khoảng hai năm trở lại đây, những bạn trẻ với niềm đam mê dòng xe cào cào đã có rất nhiều chuyến đi với chiếc xe mình yêu thích. Các hội nhóm đam mê dòng xe địa hình này phát triển, như Cào Cào Việt Nam, 8.000 thành viên trên cả nước.
Các nhóm này phát triển mạnh ở miền Bắc, nơi có nhiều núi cao vực sâu và tứ đại đỉnh đèo hiểm trở. Tại khu vực miền Nam, đặc biệt là TP HCM, các thành viên chủ yếu chạy xe trong phố. Các chuyến đi xa cùng nhau chỉ vài chục người, chủ yếu là nam. Thành viên nữ chỉ chiếm thiểu số, chỉ dừng ở mức yêu thích, chưa đủ để tham gia nhiều hoạt động off-road của hội.
Nếu như những dân phượt khác đến nơi để chụp ảnh, check-in, nghỉ ngơi, thư giãn... thì những người phượt cào cào lại có thú vui khác. Họ thích off-road với những con đường đôi khi sỏi đá, đôi khi sình lầy, vượt ngầm tràn, hoặc lội suối. Họ thích thách thức bản thân cùng "chiến mã" trên những con đường không đúng nghĩa, mà có khi chỉ cần một sơ suất nhỏ cũng phải trả giá đắt.
Những điểm đến của người mê xe cào cào thường có đồi núi và biển, như: Lâm Đồng, Bình Phước, Đắk Nông, Phan Thiết, Đà Lạt, Vũng Tàu. Những người chơi dòng enduro sẽ tự lái xe, còn những người thích dòng motocross sẽ thuê xe bán tải để vận chuyển xe đến địa điểm tập kết. Lạc nhau và hư hỏng xe dọc đường là những trở ngại thường gặp nhất, mà các phụ kiện cho dòng xe này đều được nhập từ nước ngoài với chi phí đắt đỏ và chờ đợi rất lâu.
Các hội nhóm thường tổ chức những buổi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm ở một ngọn núi, hay một khu rừng nào đó. Họ hy vọng sẽ có nhiều người am hiểu hơn về dòng xe này, để có thêm những người bạn cứu trợ ở bất cứ đâu mà họ gặp khó khăn.
Khi xin việc tại Nhật, có 1 việc rất quan trọng sau khi đỗ vào công ty đó là làm thủ tục xin visa. Không có gì đảm bảo 100% là bạn sẽ đỗ visa dù bạn thuê luật sư, tự làm hay công ty hỗ trợ thủ tục hồ sơ. Và thực tế là có không ít trường hợp trượt visa rất đáng tiếc. Nhiều bạn cũng lo lắng khi trượt visa như vậy thì sẽ ra sao? Có xin lại được không hay phải về nước?… Trong bài này Tomoni sẽ giải đáp những lo lắng của các bạn khi bị trượt visa lao động nhé.
Trực tiếp lên nyukan hỏi lý do trượt visa
Khi bị trượt visa, bạn sẽ có 31 ngày được coi là thời gian để bạn chuẩn bị để về nước. Tuy nhiên đừng lo lắng quá, hãy dành thời gian này để chuẩn bị lại đầy đủ bộ hồ sơ để xin visa 1 lần nữa. Trước khi chuẩn bị lại hồ sơ, bạn cần nắm được bạn trượt visa vì lý do gì. Tờ thông báo kết quả visa sẽ không ghi rõ toàn bộ lý do trượt visa cho bạn biết. Do vậy, bạn cần trực tiếp lên nyukan hỏi về lý do trượt visa, những lỗi hay những thiếu sót trong hồ sơ để có thể hoàn thiện và làm thủ tục xin visa lại.
Một vài những lý do phổ biến khiến bạn bị trượt visa lao động
Có khá nhiều lý do khiến bạn không được cấp visa lao động. Tương ứng với từng lý do chúng ta lại phải có cách giải quyết phù hợp tương ứng. Dưới đây là một vài lý do phổ biến và các đối sách cơ bản trong từng trường hợp.
Sau khi nắm được toàn bộ lý do trượt visa, do thời gian không có nhiều nên các bạn cần nhanh chóng bổ sung, sửa chữa chuẩn bị lại đầy đủ hồ sơ, sau đó nộp lại lên nyukan để xin visa.
Bạn cần kiểm tra thật kỹ lại toàn bộ hồ sơ trước khi nộp lên nyukan, check lại xem toàn bộ những lỗi sai đã được sửa, những giấy tờ còn thiếu đã được bổ sung hoàn chỉnh chưa. Vì nếu bạn tiếp tục bị trượt trong lần 2 thì sẽ bị cưỡng chế về nước.
Nhờ văn phòng Luật sư nếu thấy không yên tâm khi tự làm hồ sơ
Đối với những bạn tiếng Nhật chưa tốt, hoặc cảm thấy không yên tâm khi tự làm hồ sơ, có thể thuê văn phòng Luật sư đại diện làm thủ tục thay. Luật sư sẽ đại diện cho bạn làm thủ tục xin visa, đi cùng bạn đến hỏi lý do, tư vấn cách giải quyết, và kiểm tra toàn giấy tờ giúp bạn.
MPKEN mới khai trương dịch vụ hỗ trợ xin visa cho người Việt với nhiều ưu đãi.
Truy cập ngay trang thông tin tuyển dụng của MPKEN để cập nhật các tin tuyển dụng mới nhất và hoàn toàn ko mất phí:
Xin vui lòng liên hệ trước khi đăng lại hoặc trích dẫn nội dung và hình ảnh từ Tomoni.