(BKTO) - Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đánh giá, năm 2022, vốn đầu tư đăng ký mới của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tuy giảm song số dự án đầu tư mới tăng lên, vốn đầu tư điều chỉnh cũng tăng.
(BKTO) - Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đánh giá, năm 2022, vốn đầu tư đăng ký mới của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tuy giảm song số dự án đầu tư mới tăng lên, vốn đầu tư điều chỉnh cũng tăng.
Thứ hai, 19/08/2024 19:26 (GMT+7)
(ĐCSVN) - Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), đã có 84 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2024. Xét về số dự án, Trung Quốc là đối tác hàng đầu về số dự án đầu tư mới. Dòng vốn FDI Trung Quốc vẫn đang tăng tốc đổ vào Việt Nam
Thống kê của Bộ Kế hoạch đầu tư nêu rõ, gần đây, các nhà đầu tư Trung Quốc đã tăng tốc đầu tư vào Việt Nam. Năm 2023, các nhà đầu tư Trung Quốc đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam tới 4,47 tỷ USD, tăng 77,6% so với năm 2022; ngoài ra, 707 dự án mới, 179 dự án điều chỉnh vốn và 412 lượt góp vốn, mua cổ phần đã được các nhà đầu tư Trung Quốc đăng ký vào Việt Nam. Trong khi đó, 5 tháng đầu năm nay, con số là 347 dự án mới, 55 lượt dự án điều chỉnh vốn và 172 lượt góp vốn, mua cổ phần, với tổng vốn đăng ký 1,126 tỷ USD, đứng vị trí thứ 4 trong các quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư lớn vào Việt Nam.
Đáng chú ý, dòng đầu tư này đang có sự gia tăng mạnh mẽ vào công nghiệp hỗ trợ để cung cấp cho các tập đoàn sản xuất thế giới tại Việt Nam.
Chế tạo vật liệu sản xuất pin năng lượng mặt trời tại Công ty TNHH JA Solar Việt Nam, vốn đầu tư Trung Quốc, tại Khu công nghiệp Quang Châu (Bắc Giang). Ảnh: Danh Lam/kinhtedothi.vn
Cũng theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến thời điểm hiện tại, nhiều dự án trị giá hàng trăm triệu USD, thậm chí lên tới cả tỉ USD từ Trung Quốc như Goertek, BYD, Radian, Brotex, Wingtech, Deli, Trina Solar… đã có mặt tại Việt Nam. Dư địa đầu tư FDI của Trung Quốc tại Việt Nam còn rất nhiều, đặc biệt là những dự án lớn, trọng điểm. Hợp tác trong lĩnh vực công nghệ cao cũng được doanh nghiệp hai nước thúc đẩy mạnh mẽ.
Việt Nam và Trung Quốc đã kết thúc đàm phán Nghị định thư về xuất khẩu dừa tươi Việt Nam sang Trung Quốc; đồng thời tích cực chuẩn bị đi đến ký kết hàng loạt Nghị định thư về sầu riêng đông lạnh, chanh leo, ớt, gia cầm, thủy sản...
Ngày 6-6, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Trung đã tiếp và hội đàm với ông Triệu Tăng Liên, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan Trung Quốc về thúc đẩy nông sản giữa hai nước qua các nghị định thư mới.
Tại hội đàm, Thứ trưởng Hoàng Trung cho biết, những năm qua, Bộ NN-PTNT Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã linh hoạt áp dụng các biện pháp đánh giá trực tuyến, ký các nghị định thư gián tiếp để mở cửa thị trường đối với các sản phẩm thạch đen, tổ yến, sầu riêng, thanh long… của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc.
Nhờ đó, năm 2023, kim ngạch xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản Việt Nam - Trung Quốc đạt 15,53 tỷ USD. Trong 5 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản giữa hai nước đạt 6,2 tỷ USD (tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2023).
Với dân số hơn 1,4 tỷ người, tầng lớp trung lưu ngày càng lớn, Trung Quốc là thị trường lớn cho nhiều loại mặt hàng nông lâm thủy sản chất lượng cao. Tuy nhiên, thị phần của nông sản Việt Nam tại đây còn tương đối nhỏ, chiếm chưa đến 5% tổng giá trị nhập khẩu nhóm hàng này của Trung Quốc. Đây cũng chính là cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam gia tăng thị phần các mặt hàng nông lâm thủy sản chất lượng cao của Việt Nam tại thị trường Trung Quốc.
Do đó, tại cuộc hội đàm, đại diện hai bên đã cùng thống nhất thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực thương mại nông sản và mở cửa thị trường trong thời gian tới. Hai bên sẽ sớm hoàn tất các thủ tục để ký các nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với trái dừa tươi, sầu riêng đông lạnh của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc.
Đối với mặt hàng chanh leo và ớt đã được hai bên tiến hành xuất khẩu thí điểm, Bộ NN-PTNT Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc sẽ thúc đẩy hoàn tất các thủ tục để sớm có thể ký thêm 2 văn kiện này.
Đồng thời, hai nước sẽ phối hợp hoàn thiện để ký các nghị định thư về xuất khẩu cá sấu, tổ yến thô, gia cầm và thủy sản khai thác của Việt Nam sang Trung Quốc.
Ở chiều ngược lại, hai bên đã thống nhất cao về phương án tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với cá tầm của Trung Quốc xuất khẩu sang Việt Nam. Theo đó, Trung Quốc sẽ hỗ trợ Việt Nam tăng cường năng lực để giám định loài cá tầm.
Tại hội đàm ngày 6-6, Thứ trưởng Hoàng Trung và Phó Tổng Cục trưởng Triệu Tăng Liên đã ký Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch đối với khỉ xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc; đồng thời đại diện hai bên cũng đã ký tắt kết thúc đàm phán Nghị định thư về kiểm dịch thực vật đối với xuất khẩu dừa tươi từ Việt Nam sang Trung Quốc.