Học Ngôn ngữ Anh ra làm gì đang là băn khoăn của rất nhiều người. Bởi lẽ số đông cho rằng đây là một ngành “lỗi thời” và chỉ giúp cải thiện kỹ năng mềm về ngôn ngữ chứ không trang bị thêm các kiến thức chuyên môn như nhiều chuyên ngành khác. Thế nhưng sự thật có phải như vậy không? Cùng Đại học Công nghệ Đông Á tìm hiểu nhé!
Học Ngôn ngữ Anh ra làm gì đang là băn khoăn của rất nhiều người. Bởi lẽ số đông cho rằng đây là một ngành “lỗi thời” và chỉ giúp cải thiện kỹ năng mềm về ngôn ngữ chứ không trang bị thêm các kiến thức chuyên môn như nhiều chuyên ngành khác. Thế nhưng sự thật có phải như vậy không? Cùng Đại học Công nghệ Đông Á tìm hiểu nhé!
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế toàn cầu hóa, tiếng Anh gần như là một thứ tiếng không thể thiếu trong mọi ngành nghề trên khắp thế giới. Sau khi tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Anh, bạn còn có cơ hội làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau như sư phạm ngoại ngữ, biên - phiên dịch, marketing, kinh tế đối ngoại, ngân hàng, du lịch… Sinh viên tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Anh với kỹ năng ngoại ngữ tốt, bạn dễ dàng xin được những công việc sau đây:
Tiếng Anh biên - phiên dịch: Chuyên ngành này đào tạo những kiến thức về ngôn ngữ Anh như văn phong, từ vựng, ngữ pháp, kiến thức về văn hóa, văn minh ở các nước sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh. Bên cạnh kiến thức chuyên môn, các bạn còn được trau dổi các kỹ năng như: biên phiên dịch, thủ thuật dịch thuật, vốn ngữ pháp đặc thù các thuật ngữ cơ bản về các lĩnh vực chuyên ngành để diễn đạt thông tin chính xác và chi tiết với ngôn ngữ gốc.
Tiếng Anh sư phạm: Khi học chuyên ngành này, bên cạnh kiến thức về tiếng Anh như từ vựng, ngữ pháp phục vụ cho nhu cầu giảng dạy, sinh viên còn được trang bị kiến thức về giáo dục, tâm lý giảng dạy ở các trường trung học, cao đẳng, đại học.
Học thạc sĩ Ngôn Ngữ Anh ưu đãi học phí
✔ Biên dịch viên, phiên dịch viên tiếng Anh tại các cơ quan, tập đoàn, công ty, các tổ chưc chính phủ và phi chính phủ, ngoại giao đoàn....
✔ Giáo viên giảng dạy tiếng Anh tại các trường cao đẳng, trung cấp nghề chuyên nghiệp, trung tâm ngoại ngữ......
✔ Nhân viên, thư ký, chuyên viên tại các cơ quan, tập đoàn, ngoại giao đoàn hoặc công ty nước ngoài có quan hệ với các nước nói tiếng Anh.
✔ Chuyên viên truyền thông trong các công ty nước ngoài như: Tổ chức sự kiện, nhân viên PR, trợ lý hay thư ký cho lãnh đạo người nước ngoài.
✔ Cử nhân Ngôn ngữ Anh có thể học sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ) ngành Ngôn ngữ Anh, Lý thuyết và phương pháp giảng dạy tiếng Anh (TESOL), Ngôn ngữ học,… và các ngành khác tại các nước nói tiếng Anh hoặc tại Việt Nam.
Nhiều người thắc mắc Học Ngôn ngữ Anh có làm giáo viên cấp 2, cấp 3, thậm chí là giảng viên đại học được không?
Câu trả lời là bạn hoàn toàn có thể theo sư phạm đối với ngành Ngôn ngữ Anh.
Như chúng ta đã biết, sinh viên theo học ngành Ngôn ngữ Anh hầu hết đều là những người không giỏi tính toán. Họ ghét những con số và ghét cả những công thức hóa học nhàm chán. Thứ họ muốn là đam mê khám phá, tìm hiểu văn hóa và lịch sử nước ngoài. Đồng thời, hầu hết sinh viên ngành này đều năng động, nhiệt tình và có nhiều kỹ năng mềm khác.
Với nhiều tố chất như vậy thì chắc chắn không lo học Ngôn ngữ Anh ra làm gì. Sinh viên tốt nghiệp Ngôn ngữ Anh có thể làm các công việc sau:
– Biên/ phiên dịch, dịch thuật tại các tổ chức, tòa soạn, cơ quan, doanh nghiệp.
– Thư ký, trợ lý cho các công ty/doanh nghiệp nước ngoài.
– Hướng dẫn viên, chuyên viên tư vấn tại các công ty du lịch, lữ hành hay các khách sạn, nhà hàng.
– Nghiên cứu tiếng Anh, giảng viên giảng dạy tại các trường đại học, trung tâm.
– Giáo viên dạy tiếng Anh cấp 1, cấp 2, cấp 3.
– Phóng viên quốc tế, Thư ký, trợ lý đối ngoại trong các công ty, bộ ngoại giao hay lãnh sự quán,…
– Chuyên viên lĩnh vực ngoại giao, tài chính, xuất nhập khẩu.
– Copywriter, biên tập viên,chuyên viên tại các công ty quảng cáo, doanh nghiệp, tạp chí,…
Ngôn ngữ Anh có mã ngành là 7220201, xét tuyển các tổ hợp môn sau đây:
- A01( Toán, Vật Lý, Tiếng Anh)
- D01 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh)
- D07 (Toán, Hóa Học, Tiếng Anh)
- D08 (Toán, Sinh Học, Tiếng Anh)
- D09 (Toán, Lịch Sử, Tiếng Anh)
- D10 (Toán, Địa Lý, Tiếng Anh)
- D11 (Ngữ Văn, Vật Lý, Tiếng Anh)
- D14 (Ngữ Văn, Lịch Sử, Tiếng Anh)
- D15 (Ngữ Văn, Địa Lý, Tiếng Anh)
- D72 (Ngữ Văn, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh)
- D78 (Ngữ Văn, Khoa học xã hội,Tiếng Anh)
- D84 (Toán, Giáo dục công dân, Tiếng Anh)
- D85 (Toán, Giáo dục công dân, Tiếng Đức)
- D96 (Toán, Khoa học xã hội, Tiếng Anh)
Điểm chuẩn của ngành ngôn ngữ Anh dao động từ 15 - 37,3 điểm. Xét theo điểm của kỳ thi THPT Quốc Gia năm 2021.
Không hẳn! Bạn học Ngôn ngữ Anh ra làm gì, ở đâu là quyền của cá nhân bạn. Miễn sao bạn cảm thấy yêu thích ngành nghề đó. Bạn có thể làm phiên dịch, biên dịch cho các công ty trong nước hoặc nước ngoài. Hoặc bạn có thể làm dịch thuật cho các trung tâm ngoại ngữ, làm giáo viên, giảng viên tại các trường học trong và ngoài nước, …
Thực tế có rất nhiều người lựa chọn làm giáo viên dạy tiếng Anh ở cấp THCS hay THPT. Một số khác thì dạy tiếng Anh ở các trung tâm tiếng Anh. Bởi vì các công ty nước ngoài thường có tính cạnh tranh rất cao.
Có rất nhiều người không biết học gì thì có suy nghĩ chọn học ngành Ngôn ngữ Anh. Bởi với họ cho rằng đây là một ngành học tương đối dễ?.
Ví dụ: Một số sinh viên các ngành nghề đặc thù như Dược, điều dưỡng, bác sĩ thường “coi thường” ngành Ngôn ngữ Anh, vì ngành học của họ khó hơn nhiều.
Hay nhiều bạn học sinh không biết chọn ngành nào cũng lựa chọn học ngành Ngôn ngữ Anh.
Nhưng thực tế cho thấy mỗi ngành học đều có những khó khăn nhất định. Để hoàn thành 4 năm đại học, các bạn cần có sự đam mê, yêu thích và một chút năng khiếu với ngành nghề này. Đừng lựa chọn hời hợt để dẫn đến sai lầm nhé!
Ở nước ta hiện nay có rất nhiều trường đại học và cao đẳng đào tạo ngành Ngôn ngữ Anh, điều này khiến nhiều phụ huynh và thí sinh băn khoăn không biết nên học trường nào tốt. Vì vậy, để các bạn dễ dàng lựa chọn được một ngôi trường phù hợp, Edunet đã tổng hợp danh sách các trường đại học có ngành Ngôn ngữ Anh theo từng khu vực dưới đây:
- Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên
- Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng
- Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế
- Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị
- Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM
- Đại học Công nghệ TP.HCM - HUTECH
- Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM
- Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM
- Phân hiệu Đại học Nông Lâm TP. HCM tại Ninh Thuận
Nếu bạn không phải là sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh, chắc chắn bạn sẽ có nhiều thắc mắc và hiểu lầm về ngành học này. Cùng tìm hiểu nhé!
Sai lầm của hơn 80% các bạn học sinh cấp 3 đều cho rằng ai cũng được học tiếng Anh từ nhỏ nên hoàn toàn có thể theo học được ngành học này. Khiến ngành Ngôn ngữ Anh trở nên “tầm thường” trong mắt nhiều người.
Nhưng thực tế nó không hề dễ như chúng ta vẫn nghĩ. Tại giảng đường đại học, ngoài các học phần đại cương cho năm nhất, những năm sau đó sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh phải đi sâu vào ngôn ngữ học với các môn như: Ngữ Âm Học; Âm Vị Học; Hình Thái Học; Cú Pháp Học; Ngữ Nghĩa Học; Văn học Anh; Văn minh Anh; Văn học Mỹ; Văn minh Mỹ; …
Vậy thử nghĩ xem, với trình độ tiếng Anh mà trường cấp 3 cung cấp, liệu có đủ để theo học các học phần này không? Bạn chắc chắn phải thật chăm chỉ, chủ động học tập mới có được kết quả như ý. Bởi vậy học Ngôn ngữ Anh không hề dễ như bạn vẫn nghĩ đâu!