Kỹ Thuật Vật Liệu

Kỹ Thuật Vật Liệu

Vật liệu xây dựng (VLXD) là một trong những yếu tố quyết định giá thành, chất lượng, thời gian thi công và tuổi thọ của công trình. Cùng với yêu cầu cao về phát triển cơ sở hạ tầng đòi hỏi ngành Công nghệ kỹ thuật Vật liệu xây dựng Việt Nam cần tập trung nghiên cứu nhiều loại vật liệu xây dựng mới bền bỉ với giá thành tốt hơn. Đó chính là mục tiêu của ngành Công nghệ kỹ thuật Vật liệu xây dựng.

Vật liệu xây dựng (VLXD) là một trong những yếu tố quyết định giá thành, chất lượng, thời gian thi công và tuổi thọ của công trình. Cùng với yêu cầu cao về phát triển cơ sở hạ tầng đòi hỏi ngành Công nghệ kỹ thuật Vật liệu xây dựng Việt Nam cần tập trung nghiên cứu nhiều loại vật liệu xây dựng mới bền bỉ với giá thành tốt hơn. Đó chính là mục tiêu của ngành Công nghệ kỹ thuật Vật liệu xây dựng.

Review ngành Công nghệ kỹ thuật Vật liệu xây dựng Đại học Xây Dựng (NUCE): Cốt lõi của mọi công trình!

Khi nhìn thấy một tòa nhà cao tầng đẹp đẽ, có bao giờ bạn tự hỏi những gì đã tạo nên tòa nhà đó không? Chính là thành quả nghiên cứu và thiết kế của các kỹ sư vật liệu xây dựng đấy. Vậy để trở thành kỹ sư vật liệu xây dựng thì học gì? Đương nhiên chính là ngành Công nghệ kỹ thuật Vật liệu xây dựng mà Đại học Xây dựng có đào tạo rồi! Hôm nay hãy cùng Hocmai.vn review cặn kẽ về ngành học này nhé!

Tìm hiểu ngành Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng trường Đại học Xây dựng

Khái niệm ngành Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng

Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng là một ngành mới thuộc lĩnh vực xây dựng, tập trung đào tạo các kỹ sư xây dựng có khả năng đáng giá, lựa chọn, và sử dụng Vật liệu xây dựng hợp lý để tăng tính hiệu quả cho công trình;  Khả năng  thiết kế, quản lý,  và vận hành dây chuyền công nghệ sản xuất nguyên vật liệu xây dựng cải tiến hơn: xi măng, bê tông, gốm sứ XD, thủy tinh,… Ngoài ra, Kỹ sư Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng trong thời đại mới hướng tới sự phát triển bền vững của nền kinh tế, nghiên cứu ra nhiều loại vật liệu xây dựng mới thông minh hơn, chất lượng hơn.

CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT VẬT LIỆU XÂY DỰNG

Công nghệ kỹ thuật VẬT LIỆU XÂY DỰNG

Vật liệu xây dựng là “trái tim” của nền công nghiệp xây dựng hiện nay.

Có bao giờ bạn thắc mắc, điều gì đã làm nên sự khác biệt của các công trình xây dựng? Kỹ thuật xây dựng tân tiến hay thiết kế sáng tạo? Câu trả lời đó là: “Cả hai yếu tố trên và không thể thiếu “Vật liệu xây dựng” – nhân tố đóng vai trò quan trọng, quyết định đến chất lượng và thành công của một công trình xây dựng”.

CNKT Vật liệu xây dựng là ngành kỹ thuật có tính ứng dụng cao, giữ vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, thi công xây dựng và cả trong đời sống. Lĩnh vực xây dựng hiện nay phát triển liên tục, đòi hỏi ngành Vật liệu xây dựng phải phát triển nhanh chóng để đáp ứng kịp nhu cầu. Đây cũng là xu hướng tất yếu vì không thể có nền công nghiệp xây dựng hiện đại nếu như không có ngành CNKT Vật liệu xây dựng phát triển mạnh mẽ tương ứng.

Thế mạnh khi học ngành CNKT Vật liệu xây dựng tại HCMCC

Sinh viên ngành CNKT Vật liệu xây dựng HCMCC là những người được đào tạo chuyên nghiệp, bài bản về kiến thức, kỹ năng để thực hiện các công việc thuộc lĩnh vực Xây dựng và Vật liệu xây dựng. Đây là những việc làm có nhiều cơ hội, triển vọng nghề nghiệp, được khá nhiều các doanh nghiệp săn đón hiện nay.

Trên phương diện giáo dục, từ ngày đầu tiên bước chân vào giảng đường HCMCC, sinh viên ngành CNKT Vật liệu xây dựng được đào tạo bài bản từ chuyên môn đến kỹ năng. Song song đó, mỗi môn học chuyên ngành, sinh viên sẽ được học trực tiếp với chuyên gia các doanh nghiệp, thường xuyên kiến tập, tham quan, thực tập tại các doanh nghiệp có hợp tác với Nhà trường. Do đó, người học có lợi thế vừa sớm được tiếp cận nghề nghiệp thực tế, hiểu rõ bản thân, vừa có điều kiện trở thành nhân viên chính thức khi đáp ứng đủ tiêu chuẩn từ phía công ty.

Suốt thời gian học tập, sinh viên CNKT Vật liệu xây dựng được rèn luyện tính chủ động thông qua chuỗi các chương trình sự kiện từ cấp Khoa đến cấp Trường. Ngay từ đầu năm nhất, thời gian ngoài giờ học đều được các bạn tận dụng tổ chức những hoạt động, sự kiện với quy mô từ đơn giản đến chuyên nghiệp, qua đó thể hiện năng lực, sự nhạy bén và chịu khó trong công việc của từng sinh viên. Đây cũng là thế mạnh và điểm đặc trưng của sinh viên CNKT Vật liệu xây dựng HCMCC được nhiều công ty, doanh nghiệp đánh giá cao trong quá trình tuyển dụng và làm việc.

Tốt nghiệp ngành CNKT Vật liệu xây dựng làm công việc gì?

Sau khi tốt nghiệp, người học được cấp bằng Kỹ sư thực hành và có đầy đủ năng lực đáp ứng các yêu cầu tại rất nhiều vị trí việc làm khác nhau của ngành, nghề như:

- Kiểm định chất lượng công trình xây dựng;

- Kiểm soát chất lượng (QA/QC) bê tông và vật liệu xây dựng;

- Quản lý dự án và giám sát thi công công trình;

- Sản xuất kinh doanh các loại phụ gia trong xây dựng;

- Chuyên gia phòng thí nghiệm chuyên ngành LAS-XD, VILAS;

- Chuyên gia phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới;

- Vận hành Phòng điều khiển trung tâm;

- Chuyên gia Hỗ trợ kỹ thuật (tư vấn kỹ thuật, xử lý khiếu nại khách hàng);

- Cán bộ kỹ thuật các công ty sản xuất vật liệu xây dựng…

Nhập học ngành CNKT Vật liệu xây dựng tại HCMCC

- Tổng thời gian học tập ngành CNKT Vật liệu xây dựng tại HCMCC được gói gọn trong 2,5 năm với số lượng toàn khóa học là 27 học phần, tương đương 77 tín chỉ.

- Hình thức tuyển sinh: xét tuyển học bạ hoặc điểm thi THPT quốc gia.

- Tổ hợp xét tuyển: Toán-Lý-Hoá / Toán-Lý-Anh / Toán-Hoá-Anh / Toán-Văn-Anh.

--------------------------------------------------------------------------------------------

TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Địa chỉ: 190 Võ Văn Ngân, P. Bình Thọ, TP. Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh ĐT: 02838960087 - 0981 800 636 Website: www.hcmcc.edu.vn – https://tuyensinh.hcmcc.edu.vn/

NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT VẬT LIỆU XÂY DỰNG

1. Giới thiệu chuyên ngành đào tạo, thời gian đào tạo, cấp bằng

Ngành Công nghệ Kỹ thuật Vật liệu xây dựng (VLXD) đào tạo chuyên sâu về công nghệ sản xuất, ứng dụng và kiểm soát chất lượng các loại vật liệu xây dựng; nghiên cứu phát triển các vật liệu mới, vật liệu có tính năng cao nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng trong kiến trúc và xây dựng, hướng tới phát triển bền vững.

Mục tiêu đào tạo: Đào tạo kỹ sư xây dựng ngành Công nghệ kỹ thuật VLXD có năng lực:

- Lựa chọn, sử dụng hợp lý và kiểm soát chất lượng VLXD tăng tính hiệu quả cho công trình;

- Thiết kế, quản lý, vận hành các dây chuyền công nghệ sản xuất VLXD như: bê tông, xi măng, thủy tinh, gốm sứ XD,…

- Có khả năng nghiên cứu phát triển vật liệu mới, công nghệ sản xuất và thi công vật liệu mới.

1.2. Thời gian đào tạo và cấp bằng:

Người tốt nghiệp được cấp bằng kỹ sư tương đương trình độ bậc 7 theo Khung trình độ Quốc gia Việt Nam với thời gian đào tạo thiết kế là 5 năm.

2. Kiến thức và kỹ năng đạt được sau khi tốt nghiệp

- Ứng dụng các kiến thức toán học, khoa học cơ bản, các nguyên lý cơ bản của kỹ thuật, các giải pháp công nghệ và quản lý, và các kỹ năng để hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai và vận hành các dây chuyền, hệ thống sản xuất vật liệu xây dựng; phân tích các yêu cầu và đặc tính kỹ thuật và sử dụng hiệu quả vật liệu xây dựng; nghiên cứu phát triển,chế tạo vật liệu mới;

- Có kỹ năng cá nhân, nghề nghiệp, giao tiếp, làm việc nhóm, trình độ ngoại ngữ, đảm bảo làm việc hiệu quả trong bối cảnh xã hội năng động, môi trường làm việc liên ngành, đa văn hóa, đa quốc gia;

- Có hiểu biết về kinh tế, chính trị, xã hội và pháp luật phù hợp, có khả năng và mong muốn cam kết thực hiện đạo đức nghề nghiệp, học tập suốt đời để đóng góp hữu hiệu vào sự phát triển bền vững của xã hội và cộng đồng;

- Có thể phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực xây dựng nói chung và các lĩnh vực chuyên môn có liên quan như tham gia học tập và đáp ứng được: các chứng nhận chuyên môn và chứng chỉ hành nghề trong nước và quốc tế; các chương trình đào tạo sau đại học theo đúng chuyên ngành.

3. Cơ hội học bổng và hỗ trợ học tập

- Khoa Vật liệu xây dựng hợp tác chặt chẽ với nhiều Trường đại học và Viện nghiên cứu trên thế giới, như: Đại học Công nghệ Delft - Hà Lan; Đại học Kiến trúc - Xây dựng Weimar - Cộng hoà Liên bang Đức; Đại học Tổng hợp kỹ thuật xây dựng MGSU - Cộng hoà Liên bang Nga; Viện Công nghệ Quốc Tế Shirindhorn, Đại học Thammasat - Vương Quốc Thái Lan; Đại học Liverpool, Đại học Loughborongh, Queen’s Belfast -Vương quốc Anh; Đại học Quốc lập Đài Loan; Đại học Saitamar - Nhật Bản; các Viện InSA - Pháp, ...

- Với xu hướng phát triển mạnh mẽ các vật liệu mới, nhiều trường, viện nghiên trên thế giới trong đó có các đơn vị đối tác đã cấp học bổng học tập, nghiên cứu cho nhiều học viên tốt nghiệp ngành Công nghệ Kỹ thuật VLXD.

Hàng năm, nhu cầu tuyển dụng kỹ sư ngành Công nghệ kỹ thuật Vật liệu xây dựng khoảng 200 người, trong đó thông báo tuyển dụng trực tiếp gửi về Trường từ 70-80 kỹ sư. Theo thống kê năm 2019, sau khi tốt nghiệp trong vòng 1 năm, hơn 96% kỹ sư có việc làm trong ngành xây dựng và hầu hết đảm trách các vị trí sau:

- Tư vấn giám sát, quản lý, kiểm soát chất lượng vật liệu và thi công các dự án xây dựng;

- Cán bộ kỹ thuật và quản lý tại các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng như: bê tông, xi măng, gốm xây dựng, thủy tinh xây dựng, ...

- Kinh doanh và sản xuất các sản phẩm vật liệu xây dựng;

- Tư vấn thiết kế và chuyển giao công nghệ sản xuất các loại vật liệu xây dựng phù hợp với nhu cầu thực tế và chiến lược phát triển ngành vật liệu xây dựng;

- Cán bộ giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại các cơ sở đào tạo, viện và trung tâm nghiên cứu về vật liệu xây dựng;

- Cán bộ công tác tại các cơ quan quản lý Nhà nước về vật liệu xây dựng.

5. Cơ hội học tập bậc Sau Đại học

Kỹ sư ngành Công nghệ kỹ thuật VLXD có nhiều cơ hội học tập, phát triển cá nhân như:

- Học tập bậc sau đại học ngành Kỹ thuật Vật liệu trong và ngoài nước;

- Tham gia các khóa đào ngắn hạn nhằm trang bị các kiến thức chuyên sâu được cấp chứng chỉ phục vụ cho công việc tư vấn, giám sát, kiểm định vật liệu xây dựng;

- Tham gia các chương trình hợp tác đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp với đảm bảo đầu ra công việc và vị trí việc làm;

- Có thể học song bằng, bằng hai đại học của các ngành, chuyên ngành khác trong Trường Đại học Xây dựng Hà Nội và các trường đại học khác.

6. Liên hệ Khoa Vật liệu xây dựng

https://www.facebook.com/KhoaVLXD.HUCE

Phòng 314, 315 - Nhà A1 - Trường Đại học Xây dựng Hà Nội

Hoạt động chào đón sinh viên khoá mới

Cuộc thi Sáng tạo - Sinh viên Vật liệu xây dựng

Hợp tác Đào tạo và Khoa học Công nghệ

NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT VẬT LIỆU XÂY DỰNG

Website: http://www.dce.hcmut.edu.vn/

Ngành Công nghệ Kỹ thuật Vật liệu Xây dựng thuộc Khoa Kỹ thuật Xây dựng.

Chương trình đào tạo chuyên ngành Vật liệu Xây dựng dành cho những sinh viên có sở thích và đam mê về nghiên cứu chế tạo, quản lý kỹ thuật và công nghệ sản xuất các sản phẩm Vật liệu Xây dựng phục vụ cho công nghiệp xây dựng công trình dân dụng công nghiệp cũng như cơ sở hạ tầng.

Chương trình của ngành Vật liệu Xây dựng sẽ đào tạo ra kỹ sư Xây dựng, chuyên ngành Vật liệu xây dựng, có năng lực chuyên môn, phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt, đáp ứng nhu cầu lao động có trình độ kỹ thuật cao của đất nước.

Sinh viên tốt nghiệp ngành Vật liệu Xây dựng sẽ làm việc với vai trò của người kỹ sư Xây dựng trong các dự án xây dựng với vai trò của người giám sát và kiểm tra chất lượng vật liệu xây dựng, kiểm định chất lượng của toàn bộ công trình xây dựng. Ngoài ra, sinh viên cũng có cơ hội làm việc trong các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng, hoặc cấu kiện xây dựng đúc sẵn với vai trò của người kỹ sư giám sát chất lượng sản xuất sản phẩm.

Các công ty thường tuyển dụng kỹ sư Xây dựng chuyên ngành Vật liệu Xây dựng tốt nghiệp tại Trường Đại học Bách Khoa: công ty xi măng Holcim Việt Nam, Công ty xi măng Nghi Sơn, công ty xi măng Hà Tiên, công ty bê tông Lê Phan, công ty bê tông ly tâm Thủ Đức, công ty bê tông 6, công ty bê tông Phan Vũ, công ty xây dựng Cotecons, Công ty Xây dựng Cofico, Công ty xây dựng và địa ốc Hòa Bình, công ty Sika Việt Nam,…

Điểm mạnh và khác biệt của chương trình đào tạo chuyên ngành Vật liệu Xây dựng tại Trường Đại học Bách khoa là luôn cập nhật với thực tiễn sản xuất của công nghiệp sản xuất VLXD và với những chương trình đào tạo tiên tiến trong khu vực Châu Á. Đặc điểm này hình thành dựa trên cơ sở vật chất, thiết bị thí nghiệm đầy đủ cùa phòng thí nghiệm VLXD và đội ngũ giảng viên có trình độ; học hàm; học vị cao tốt nghiệp từ nhiều nước trên thế giới.

2. MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH:  Xem chi tiết

3. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO: Từ khóa 2014, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013

Để đảm bảo chất lượng đào tạo, phù hợp xu thế phát triển mới của đất nước, đáp ứng các quy định của nhà nước, cơ quan chủ quản, và đặc biệt là đáp ứng nhu cầu các bên liên quan trọng yếu, từ đó giữ vững và phát huy vai trò và trách nhiệm của mình, nhà trường chủ trương cung cấp các chương trình đào tạo (CTĐT) tiên tiến, cập nhật. Do đó, sau khi hoàn thành một chu kỳ đào tạo, nhà trường sẽ tiến hành rà soát, đánh giá CTĐT nhằm cập nhật và đổi mới trên phạm vi toàn trường. Cụ thể, trong những năm gần đây nhà trường đã đổi mới CTĐT vào các năm 2002, 2008, và 2014. Quá trình này có sự tham gia của các bên liên quan trọng yếu như: nhà sử dụng lao động, cựu sinh viên, sinh viên, và giảng viên, và dựa trên các quy định của Luật Giáo dục đại học và các cơ quan chủ quản. Trong lần đổi mới CTĐT vào năm 2014, nhà trường áp dụng mô hình CDIO (Conceive – Design – Implement – Operate), để xây dựng CTĐT nhằm giúp người học đáp ứng các yêu cầu của xã hội và các bên liên quan về kiến thức và kỹ năng. Bên cạnh đó, trong quá trình vận hành, nhà trường cho phép thay đổi và hiệu chỉnh nhỏ nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu phát sinh mới và cấp thiết.

Tính từ năm 2009 đến nay trường đã có 9 chương trình được công nhận đạt chuẩn AUN-QA; 07 chương trình được công nhận bởi CTI – ENAEE (EUR-ACE); và đặc biệt là 02 chương trình đầu tiên của Việt Nam đạt chuẩn ABET.

4. CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO:  từ khóa 2014 về sau, từ khóa 2013 trở về trước

Đối với một chương trình đào tạo (CTĐT), mục tiêu đào tạo (MTĐT) đóng vai trò quan trọng, bởi nó xác định rõ lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể của CTĐT, bối cảnh hoạt động nghề nghiệp; phản ánh sứ mạng của trường/khoa và nhu cầu của các bên liên quan về những trình độ năng lực, phẩm chất … mà người học được trang bị. MTĐT sẽ quyết định cấu trúc chương trình và nội dung giáo dục đại học. Do đó, tại trường ĐH Bách Khoa tất cả CTĐT đều có MTĐT rõ ràng, cụ thể.

Theo đó, MTĐT được xây dựng dựa trên sứ mạng của trường và khoa và phù hợp với sự phát triển của ngành, có thể thích nghi với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ. MTĐT của từng CTĐT được xây dựng mới/cập nhật cùng với việc xây dựng mới/cập nhật CTĐT theo quy định và hướng dẫn của nhà trường. Các MTĐT sau khi được xây dựng, được phản biện bởi các chuyên gia và được đánh giá bởi Hội đồng Khoa học và Đào tạo của khoa.

Các MTĐT sau đó được cụ thể hoá thành các chuẩn đầu ra (CĐR) của CTĐT, trong đó thể hiện cụ thể những trình độ năng lực chuyên môn về kiến thức, kỹ năng, thái độ mà người học có thể đạt được vào thời điểm tốt nghiệp. Đối với các CTĐT 2014, các CĐR được xây dựng theo một quy trình chặt chẽ, khoa học trong đó CĐR phù hợp với MTĐT, phản ánh sứ mạng của trường, khoa. Trong quá trình xây dựng CĐR, các bên liên quan bao gồm giảng viên, nhà tuyển dụng, cựu sinh viên, và sinh viên được lấy ý kiến thông qua các hình thức khảo sát và/hoặc hội thảo, phỏng vấn sâu. CĐR được xây dựng chi tiết đến cấp độ 3 (cho CTĐT) và cấp độ 4 (cho môn học).

Cấu trúc của tất cả các CTĐT tại trường ĐHBK được xây dựng dựa trên cấu trúc CTĐT khung quy định bởi trường ĐH Bách Khoa. Cấu trúc CTĐT khung bao gồm các khối kiến thức từ kiến thức giáo dục đại cương đến khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp. Trong đó, khối kiến thức giáo dục đại cương nhằm cung cấp nền tảng lý luận, toán và khoa học tự nhiên, chính trị, xã hội …; còn khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp cung cấp các kiến thức và kỹ năng cơ bản của ngành đào tạo theo diện rộng và sâu của lĩnh vực đào tạo.

5. CÁC ĐỀ TÀI TIÊU BIỂU ĐÃ THỰC HIỆN:

Thời gian thực hiện (từ năm đến năm)

Triển khai xây dựng thực nghiệm nhà lắp ghép giá thành thấp cho vùng ĐBSCL

Nghiên cứu thực nghiệm chế tạo các sản phẩm vật liệu xây dựng nhẹ trên cơ sở xi măng không phá hủy sợi thực vật

Nghiên cứu chế tạo các panel nhẹ rỗng lắp ghép nhà ở rẻ tiền phục vụ cho vùng dân cư mới ven đô thị và vùng ĐBSCL

Sở Khoa Học & Công Nghệ - UBND TPHCM

Ứng dụng công nghệ và thiết bị chế tạo nhà khung thép nhẹ trên nền cọc cho vùng ngập lũ vùng ĐBSCL

Bộ khoa học công nghệ và môi trường

Nghiên cứu giải pháp ổn định bê tông trong xây dựng các công trình xây dựng ở vùng ngập mặn đặc trưng như ở Cần Giờ TP. HCM

Nghiên cứu công nghệ bê tông nhẹ sử dụng cho các công trình xây dựng

Nghiên cứu sử dụng xà bần xây dựng để chế tạo vật liệu xây dựng

Nghiên cứu sử dụng các hóa chất Polime để làm phụ gia sản xuất các loại vữa, bê tông đặc biệt ứng dụng cho các công trình xây dựng

Nghiên cứu chế tạo tro trấu từ vỏ trấu để làm phụ gia hoạt tính cho xi măng và bê tông

Nghiên cứu chế tạo bê tông  rỗng cho các công trình đô thị  công cộng – một vật liệu thiên môi trường

Nghiên cứu chế tạo bê tông chịu nhiệt ở nhiệt độ 13500 C trên cơ sở ximăng sử dụng với cốt liệu samôt

Nghiên cứu chế tạo sét không nung từ nguyên liệu sét hoàng thổ Việt nam

Nghiên cứu bê tông cốt sợi Bazan để sử dụng cho các công trình đặc biệt chịu tải trọng động và trong môi trường xâm thực: cầu cảng, thủy lợi, công trình biển...

Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố nguyên vật liệu thành phần đến hệ số khuếch tán ion clo trong bêtông

Nghiên cứu giải pháp nâng cao độ bền và mô phỏng dự đoán độ bền của BT và BTCT trong môi trường biển

Nghiên cứu tận dụng xỉ thải công nghiệp của các nhà máy luyện thép để sản xuất gạch lát vỉa hè phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng than thiện với môi trường

Sở Khoa Học & Công Nghệ - UBND TPHCM

Nghiên cứu chất kết dính sử dụng cho đồng muối được chế tạo trên cơ sở Clinker xi măng Portland với các loại phụ gia.

Nghiên cứu ứng dụng Metacaoline để nâng cao độ bền hóa học của xi măng portland

6. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, BÀI BÁO KHOA HỌC TIÊU BIỂU ĐÃ THỰC HIỆN:

The development of durable  high performance concrete in Viet Nam. JSCE-VIFCEA Joint seminar on concrete engineering  in Viet Nam

Viet Nam  Federation of  Civil Engineering Associations- Ho Chi Minh city Society of Civil  Engineers - Japan Society of Civil Engineers, Ho Chi Minh City University of Technology 9/2005

Steel fiber reinforced concrete

Viet Nam  Federation of  Civil Engineering Associations- Ho Chi Minh city Society of Civil  Engineers - Japan Society of Civil Engineers, Ho Chi Minh City University of Technology 9/2005

Use of cheap building material from lightweight panels of foam concrete in low – income housing case study on subtainable material for Viet Nam

The 2005 International symposium on advanced engineering Pukyong National University, 12/2005

The development of durable  high performance concrete in Viet Nam

Viet Nam  Federation of  Civil Engineering Associations- Ho Chi Minh city Society of Civil  Engineers - Japan Society of Civil Engineers, Ho Chi Minh City University of Technology 9/2005

Numerical solution to predict the chloride penetration into concrete structures in tidal environment.

The 19th KKCNN Symposium on Civil Engineering. Kyoto-Japan, 2006

Chloride binding isotherms of various cement types.

The 20th KKCNN Symposium on Civil Engineering. KAIST-Korea, 2007

Model of fatigue deformation of plain concrete under flexural cyclic load.

The 21th KKCNN Symposium on Civil Engineering. NUS-Singapore, 2008

Simulation of fatigue deformation and chloride diffusion coefficient of plain concrete under flexural cyclic load.

The first Chulalongkorn University – University of Malaya Civil and Environmental Engineering Research Symposium. Bangkok-Thailand, 2008

Contribution of C-S-H and Afm hydrates to chloride binding isotherms of various cements.

The 3rd ACF/VCA 2008. HCM City-Vietnam, 2008

Chloride penetration into plain concrete using various cements under flexural cyclic load and tidal environment.

The first International Conference in Civil Engineering of AUN/SEED-Net. Bangkok-Thailand, March 2009

Specify chloride binding isotherms of C-S-H and Afm hydrates in various cement pastes by X-ray Diffraction Rietveld method.

The 6th Regional Symposium on Infrastructure Development. Bangkok-Thailand, January 2009

Properties of Asphalt concrete using steel slag as aggregate.

The 5th SEATUC Sumposium, 24-24 February 2011, Hanoi, Vietnam

Investigation on No fines concrete using steel slag as aggregate.

The 5th SEATUC Sumposium, 24-24 February 2011, Hanoi, Vietnam

Influence of Lithium compound on durability of concrete used for ground slab construction.

The 4th ACF, Nov 28 – Dec 01, 2010, Taiwan

Investigation on High Performance Concrete Used for Pretensioned Spun Concrete Piles.

The 4th ACF, Nov 28 – Dec 01, 2010, Taiwan

Time Dependent Diffusion of Concrete Basing on Accelerated Chloride Migration Test.

The 4th ASEAN Civil Engineering Conference, Nov 22 – 23, 2011, Yogyakarta, Indonesia

Simulation of Chloride Ingress into Concrete Subjected to Tidal Environment Coupled with Flexural Cyclic Load.

The 22th KKCNN Symposium on Civil Engineering, Chiangmai-Thailand, 2009

Elastic coefficient of Loess due to compressive strength

Proceeding of Korea Concrete Institute, Vol.18, No.2, 2006.11

Nghiên cứu chế tạo bê tông rỗng cho các công trình đô thi công cộn.

Hội nghị toàn quốc: ứng dụng các công nghệ bê tông tiên tiến trong xây dựng tháng 1- 2007 – Hội công nghiệp bê tông Việt Nam

Nghiên cứu công nghệ bê tông phun trong xây dựng vỏ hầm và mái dốc.

Hội nghị toàn quốc: ứng dụng các công nghệ bê tông tiên tiến trong xây dựng tháng 1- 2007 – Hội công nghiệp bê tông Việt Nam

Nghiên cứu tối ưu hóa quá trình dưỡng hộ chưng áp trong công nghệ sản xuất cấu kiện bê tông cường độ cao.

Hội nghị toàn quốc: ứng dụng các công nghệ bê tông tiên tiến trong xây dựng tháng 1- 2007 – Hội công nghiệp bê tông Việt Nam

Nghiên cứu bê tông đặc biệt cốt sợi phân tán ứng dụng trong xây dựng các công trình hạ tầng.

Hội nghị toàn quốc: ứng dụng các công nghệ bê tông tiên tiến trong xây dựng tháng 1- 2007 – Hội công nghiệp bê tông Việt Nam

Công nghệ bê tông tự lèn chất lượng cao để thi công kết cấu bê tông cốt thép công trình nhà cao tầng.

Hội nghị toàn quốc : vật liệu xây dựng – thiết bị-  và cộng nghệ mới trong thi công nhà cao tầng tháng 12-2007 – Bộ Xây Dựng – Hội Vật Liệu Xây Dựng

Vật liệu mới trong thi công hoàn thiện công trình nhà cao tầng.

Hội nghị toàn quốc : vật liệu xây dựng – thiết bị-  và cộng nghệ mới trong thi công nhà cao tầng tháng 12-2007 – Bộ Xây Dựng – Hội Vật Liệu Xây Dựng

Phóng xạ tự nhiên trong vật liệu xây dựng.

Hội nghị toàn quốc : vật liệu xây dựng – thiết bị-  sử dụng đảm bảo an toàn, thiết bị năng lượng , thân thiện môi trường trong công trình xây dựng tháng 05-2008 – Bộ Xây Dựng – Hội Vật Liệu Xây Dựng

Vật liệu chống thấm bền vững cho công trình trong điều kiện nóng ẩm ở Việt Nam.

Hội nghị toàn quốc : vật liệu xây dựng – thiết bị -  sử dụng đảm bảo an toàn, thiết bị năng lượng , thân thiện môi trường trong công trình xây dựng tháng 05-2008 – Bộ Xây Dựng – Hội Vật Liệu Xây Dựng

Mô phỏng sự thẩm thấu ion clo vào trong bêtông sử dụng ở môi trường thủy triều biển

Tạp chí Xây dựng số 06/2012

Nghiên cứu phương pháp điện hóa sử dụng dung dịch điện phân LiOH để tách muối clo nhằm cải thiện độ bền chống xâm thực cho công trình bêtông cốt thép

Tạp chí Xây dựng số 07/2012

Behavior of Composite Beam Made of Ultra High Performance Concrete.

1st International Conference on Modern Design, Construction and Maintenance of Structures, 10-11 December 2007, Hanoi, Vietnam

Perfobond rib shear connection for composite beams

Made of uhpc – experimental study.

Eleventh East Asia-Pacific Conference on Structural Engineering & Construction (EASEC-11) “Building a Sustainable Environment” November 19-21, 2008, Taipei, TAIWAN

Influence of soil grading on properties of compressed cement-soil

KSCE Journal of Civil Engineering, 2010

Improvement of the strength of acrylic emulsion polymer-modified mortar in high temperature and high humidity by blast furnace slag

KSCE Journal of Civil Engineering, 2009

Experimental Study for the Effect of Natural Crack Characteristics on the Chloride Penetration

2011, Annual Concrete Conference 7 (ACC7), Rayong, Thailand.

Experimental study on chloride penetration depth of cracked concrete

The twenty-fourth KKCNN Symposium on Civil Engineering, 2011, Japan

A concept for 2D model of chloride diffusivity into cracked reinforced concrete structures

The twenty-fourth KKCNN Symposium on Civil Engineering, 2011, Japan

7. CÁC CỰU SINH VIÊN TIÊU BIỂU:

- Trương Thị Xuân Mai: Trưởng Chi nhánh Miền Nam – Công ty Sika Việt Nam

- Võ Ngọc Thùy: Trưởng phòng nghiên cứu phát triển – Công ty Xây dựng Lê Phan TNHH

- Huỳnh Tố Cầm: Trưởng phòng dịch vụ kỹ thuật – Công ty bê tông Fico Pan United

- Đỗ Đức Phúc: Công ty Xi măng Nghi Sơn

- Lê Danh Nghĩa: Công ty xi măng Vicem Hà Tiên

- Trần Trọng Trí: Trưởng phòng quản lý chất lượng – Công ty Beton 6

- Hồ Đăng Khoa: Phó giám đốc, Công ty bê tông ly tâm Thủ Đức

Những năm gần đây, lĩnh vực Công nghệ kỹ thuật được đánh giá cao với cơ hội việc làm lớn. Trong đó, ngành Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng được rất nhiều người học quan tâm. Để giúp bạn tìm hiểu về ngành học này, bài viết xin chia sẻ thông tin tổng quan ngành Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng.

Nếu đây là ngành học bạn đang quan tâm thì hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này của Hướng nghiệp GPO nhé!

1. Giới thiệu chung về ngành Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng

Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng (Mã ngành: 7510105) là một trong những ngành đầu tiên của cả nước đào tạo kỹ sư Vật liệu xây dựng bài bản và có hệ thống. Mục tiêu của ngành là đào tạo các kỹ sư xây dựng ngành Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng có năng lực: Lựa chọn, sử dụng hợp lý và kiểm soát chất lượng VLXD tăng tính hiệu quả cho công trình; thiết kế, quản lý, vận hành các dây chuyền công nghệ sản xuất VLXD như: bê tông, xi măng, thủy tinh, gốm sứ XD…; có khả năng nghiên cứu phát triển vật liệu mới, công nghệ sản xuất và thi công vật liệu mới.

Chương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng sẽ trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản và cơ sở khoa học của ngành, để có thể hiểu biết nền tảng chung các nhóm vật liệu chính như: vật liệu Kim loại, vật liệu Silicat, vật liệu Polyme, vật liệu Năng lượng và các vật liệu tiên tiến như vật liệu Bán dẫn, vật liệu Siêu dẫn, vật liệu Y sinh, vật liệu Nano… từ đó có thể nắm bắt được mối quan hệ giữa cấu trúc và tính chất của vật liệu.

Sinh viên cũng sẽ được cung cấp kiến thức về cấu trúc, tính chất vật liệu xây dựng, cũng như công nghệ: xử lý, gia công, chế tạo và ứng dụng vật liệu xây dựng trong xây dựng công trình. Các kỹ sư ngành Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng có khả năng thiết kế công nghệ chế tạo vật liệu xây dựng, tổ chức và quản lý sản xuất vật liệu xây dựng, có khả năng tiếp cận các kỹ thuật mới nhằm nghiên cứu các vật liệu mới và công nghệ chế tạo chúng đáp ứng cho các loại công trình xây dựng nhằm phục vụ cho các nhu cầu đa dạng của sự phát triển kinh tế - xã hội, theo kịp sự tiến bộ khoa học kỹ thuật.

2. Các trường đào tạo ngành  Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng

3. Các khối xét tuyển ngành Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng

4. Chương trình đào tạo ngành Công nghiệp kỹ thuật công trình xây dựng

Tiếng Anh căn bản 3 (khóa 2015)

Tiếng Anh căn bản 4 (khóa 2015)

Xác suất và thống kê ứng dụng trong kỹ thuật

Cấp thoát nước công trình DD&CN

Giáo dục Thể chất II: chọn 1 trong 4 môn sau:

Thực hành lập trình Phần tử hữu hạn

Máy xây dựng và an toàn lao động

Giao tiếp và đàm phán trong xây dựng

CN QUẢN LÝ – THI CÔNG CÔNG TRÌNH DD&CN

Đấu thầu và Hợp đồng trong xây dựng

5. Cơ hội nghề nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng sau khi tốt nghiệp

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng, sinh viên sẽ được cung cấp đầy đủ kiến thức và năng lực chuyên môn để làm việc tại:

Hướng nghiệp GPO hy vọng rằng các bạn đã có thông tin về ngành Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng. Nếu bạn muốn xác định sự phù hợp của bản thân với ngành học này, hãy cùng Hướng nghiệp GPO làm bài trắc nghiệm sở thích nghề nghiệp Holland nhé.

Ngành Kỹ thuật xây dựng là gì? Học ngành Kỹ thuật xây dựng ra trường làm gì?

Ngành Kỹ thuật xây dựng Công trình Biển là gì? Học ngành Kỹ thuật xây dựng Công trình Biển ra trường làm gì?

Bản quyền © 2023 Khoa Vật Lý - Vật Lý Kỹ Thuật.

Trong thế giới công nghiệp hiện đại, vai trò của kỹ sư vật liệu ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn băn khoăn về công việc và cơ hội nghề nghiệp của kỹ sư vật liệu. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá chi tiết về vai trò, nhiệm vụ và cơ hội nghề nghiệp của kỹ sư vật liệu.

Kỹ sư vật liệu đóng vai trò quan trọng trong quá trình nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các vật liệu mới và cải tiến. Họ tham gia vào việc lựa chọn vật liệu phù hợp, thiết kế và sản xuất các sản phẩm với các tính chất vật liệu mong muốn.

Kỹ sư vật liệu có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm:

Với sự phát triển của công nghệ và tiến bộ trong lĩnh vực vật liệu, nghề nghiệp kỹ sư vật liệu đang chứng kiến một tương lai sáng lạn và hứa hẹn. Dưới đây là một số xu hướng và tiềm năng trong tương lai của nghề nghiệp này:

Tạo CV xin việc ngay để ứng tuyển công việc phù hợp

Kỹ sư vật liệu đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các vật liệu mới và cải tiến. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, nghề nghiệp này đang mở ra nhiều cơ hội hấp dẫn cho những ai đam mê và muốn khám phá về thế giới của vật liệu.

Vinacontrol là tổ chức giám định đầu tiên và hàng đầu tại Việt Nam. Vinacontrol cung cấp các giải pháp đánh giá sự phù hợp, đảm bảo chất lượng và sự an toàn của hàng hóa ngay từ khâu nguyên liệu đầu vào, trong quá trình sản xuất, vận chuyển, giao thương và đến tay người tiêu dùng.

Người học tốt nghiệp chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra bậc 6 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam: 1. Có khả năng áp dụng kiến thức về Toán, khoa học cơ bản, công nghệ và kỹ thuật trong phân tích, thiết kế, thi công, đánh giá và nghiên cứu các vấn đề thuộc chuyên ngành công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng; 2. Có kỹ năng thực hành, thí nghiệm và phân tích, xử lý số liệu cơ bản trong chuyên ngành công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng; 3. Có tư duy phản biện, tư duy sáng tạo, tư duy khởi nghiệp, ứng xử chuyên nghiệp; 4. Có đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp; 5. Có khả năng làm việc nhóm; có kỹ năng giao tiếp hiệu quả; 6. Có kỹ năng sử dụng ngoại ngữ trong lĩnh vực chuyên môn; có trình độ ngoại ngữ TOEIC 450 hoặc tương đương; 7. Có kỹ năng sử dụng Công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT và có khả năng sử dụng công cụ tính toán thuộc lĩnh vực vật liệu xây dựng; 8. Có khả năng hình thành ý tưởng thiết kế, thi công, lập kế hoạch, tham gia quản lý điều hành trong đơn vị sản xuất vật liệu xây dựng hoặc dự án xây dựng phù hợp với bối cảnh doanh nghiệp, xã hội và môi trường. Người học tốt nghiệp chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù tích hợp Cử nhân - Kỹ sư Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng ngành Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra bậc 7 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam: 1. Áp dụng kiến thức về Toán, khoa học, kỹ thuật gắn với chuyên ngành, liên ngành nhằm phân tích, thiết kế, thi công và giải quyết hiệu quả các vấn đề kỹ thuật mới, phức tạp về công nghệ, sản phẩm, quy trình, hệ thống trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, đáp ứng các tiêu chuẩn và các yêu cầu về sức khỏe, an toàn, môi trường, kinh tế - xã hội; 2. Có kỹ năng thực hành, thí nghiệm và phân tích, xử lý số liệu chuyên sâu trong chuyên nghành công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng; 3. Có tư duy phản biện, tư duy sáng tạo, tư duy khởi nghiệp, ứng xử chuyên nghiệp; 4. Có khả năng thích nghi và tự định hướng nghề nghiệp chuyên sâu; 5. Có khả năng làm việc nhóm; có kỹ năng truyền đạt tri thức; 6. Sử dụng thành thạo ngoại ngữ trong lĩnh vực chuyên môn; có trình độ ngoại ngữ TOEIC 600 hoặc tương đương; 7. Có kỹ năng sử dụng Công nghệ thông tin theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT và sử dụng thành thạo một công cụ tính toán thuộc lĩnh vực vật liệu xây dựng; 8. Có kỹ năng hình thành ý tưởng thiết kế, tổ chức, quản trị toàn bộ dây chuyền công nghệ trong đơn vị sản xuất vật liệu xây dựng hoặc dự án xây dựng; nghiên cứu, tư vấn các giải pháp công nghệ, vật liệu mới thuộc lĩnh vực vật liệu xây dựng phù hợp với bối cảnh của doanh nghiệp, xã hội, môi trường.