Thị trường Mỹ phẩm năm 2022 đạt doanh thu ấn tượng tại Việt Nam. Theo nghiên cứu tổng hợp, doanh thu trên thị trường Mỹ phẩm và Chăm sóc cá
Thị trường Mỹ phẩm năm 2022 đạt doanh thu ấn tượng tại Việt Nam. Theo nghiên cứu tổng hợp, doanh thu trên thị trường Mỹ phẩm và Chăm sóc cá
Nhóm khách hàng dùng mỹ phẩm không chỉ ở độ tuổi từ 23 tuổi trở lên như trước. Tập khách hàng trong độ tuổi từ 16 đến 22 được mở rộng . Đây là nhóm khách hàng tiềm năng và tăng trưởng nhanh nhất hiện nay.
ĐĂNG KÍ NHẬN DEMO BÁO CÁO MỸ PHẨM VÀ CHĂM SÓC CÁ NHÂN
VIRAC có thể nghiên cứu, làm báo cáo customize để đáp ứng những nhu cầu đặc biệt, chuyên sâu của khách hàng. Đăng ký đề bài TẠI ĐÂY.
Để tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao và cạnh tranh trên thị trường, các doanh nghiệp cần đầu tư vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải có đội ngũ chuyên gia về mỹ phẩm và đầu tư vào các thiết bị, công nghệ sản xuất mới nhất.
Năm 2019, chi tiêu cho Mỹ phẩm & chăm sóc sức khỏe của Việt Nam đạt 6,6% GDP. Chỉ số này dự kiến sẽ đạt tỷ lệ tăng trưởng kép là 10,7% vào năm 2022. Hiện nay, nhu cầu sống ngày càng được cải thiện, mức sống ngày càng nâng cao.
Người phụ nữ xem mỹ phẩm là thứ thiết yếu, giúp chăm sóc cũng như cải thiện sắc đẹp của mình. Vậy nên, đây là thị trường tiềm năng, nhất là đối với Việt Nam.
Theo Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tầng lớp trung lưu tại Việt Nam đã có sự gia tăng đáng kể, đặc biệt là tầng lớp trung lưu trẻ. Từ đó ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của ngành Mỹ phẩm & Chăm sóc cá nhân
Ngày nay, trước lo ngại về mỹ phẩm hóa chất tràn lan chứa nhiều hóa chất độc hại. Làm đẹp từ mỹ phẩm thiên nhiên phát triển mạnh mẽ như một xu hướng làm đẹp hiện đại được nhiều người lựa chọn.
Các hợp chất dần được thay thế bằng các nguyên liệu tự nhiên và các thảo dược thuần khiết. Các thành phần chiết xuất từ thiên nhiên không qua bất kỳ trung tâm xử lý hóa chất. Đảm bảo tính an toàn cho người sử dụng. Đây chính là lý do vì sao hiện nay phái đẹp lại ưa chuộng mỹ phẩm thiên nhiên đến như vậy.
Xu hướng này, không chỉ cho sản phẩm làm đẹp mà còn cho nhu cầu chữa bệnh, thực phẩm dinh dưỡng hàng ngày.
Theo VIRAC, ngành Mỹ phẩm & chăm sóc cá nhân của Việt Nam dự báo sẽ tiếp tục đà tăng trưởng trong năm 2022 với các yếu tố:
Thu nhập bình quân của người lao động trong quý 2 năm 2022 so với quý trước và cùng kỳ năm trước ghi nhận mức tăng trưởng dương. Đây là dấu hiệu chứng tỏ nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng tích cực và mạnh mẽ. Đời sống của người lao động đang dần trở lại trạng thái bình thường như trước khi dịch Covid-19 xuất hiện.
Với số lượng người dùng mỗi năm đang ngày càng tăng, MXH đang trở thành một thị trường hấp dẫn để các nhãn hàng đến gần hơn với người tiêu dùng. Theo báo cáo tổng hợp, hơn 70% dân số Việt Nam sử dụng Social Media. Việt Nam là quốc gia đứng thứ 12 thế giới về tỷ lệ tăng trưởng người sử dụng mạng xã hội nhiều nhất từ 2021-2026.
Đây chính là lý do các nhãn hàng, thương hiệu lớn lựa chọn social media để phát triển hình ảnh Online của mình trên các nền tảng số. Hơn nữa, việc phát triển các kênh thương hiệu Online giúp giảm chi phí, tăng tương tác với khách hàng và xây dựng lòng tin đối với thương hiệu.
Tuy nhiên, CPI bình quân quý II/2022 tăng 2,96% so với quý II/2021. Bình quân 6 tháng đầu năm, CPI tăng 2,44% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 1,25%. Đây cũng là một trong những lý do có thể khiến giá sản phẩm tăng, cản trở ngành Mỹ phẩm & Chăm sóc cá nhân tăng trưởng
Để đưa sản phẩm đến với khách hàng, các doanh nghiệp cần chú trọng đến marketing và tiếp cận khách hàng. Việc xây dựng chiến lược marketing đúng đắn, tìm kiếm đối tác phân phối uy tín và tạo mối quan hệ với khách hàng sẽ giúp các doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Ngành mỹ phẩm hiện đang là một trong những ngành kinh doanh tiềm năng và phát triển nhất tại Việt Nam. Tính đến năm 2022, thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam đã đạt trên 2,3 tỷ USD và tiếp tục tăng trưởng với tốc độ trung bình 10-15% mỗi năm.
Trên thị trường mỹ phẩm Việt Nam, có nhiều thương hiệu quốc tế lớn như L’Oreal, Maybelline, Shiseido, Lancome, The Body Shop, Clinique, Estee Lauder, SK-II và nhiều thương hiệu mỹ phẩm Việt Nam nổi tiếng như Sáng Tạo, Oriflame, Mộc Diệp, White Doctors, Senka và POND’S.
Mặc dù thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, nhưng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp vẫn còn kém. Điều này khiến cho việc phát triển sản phẩm và cạnh tranh trên thị trường khó khăn hơn.
Sự phát triển của thời đại kỹ thuật số giúp thúc đẩy sự tăng trưởng của nhiều ngành nghề, lĩnh vực, trong đó có thị trường Mỹ phẩm & chăm sóc cá nhân tại Việt Nam. Điều này có ảnh hưởng và làm thay đổi hành vi mua sắm của người tiêu dùng đáng kể. Người tiêu dùng có nhiều tùy chọn hơn trong việc tìm hiểu, lựa chọn sản phẩm/dịch vụ, kênh mua sắm…
Họ có thể dễ dàng sử dụng thiết bị di động thông minh để truy cập Internet. Nhờ đó, người tiêu dùng có thể kết nối, tra cứu, tiếp cận những xu hướng làm đẹp mới nhất, tìm kiếm sản phẩm dễ dàng hơn. Đồng thời, quá trình mua sắm trở nên đơn giản, dễ dàng, cho phép người dùng mua hàng, thanh toán chỉ với thao tác đơn giản.
Bên cạnh đó, các phương tiện truyền thông xã hội tạo ra quan tâm và kích thích người tiêu dùng tương tác. Nhiều khách hàng được khuyến khích hành vi tiêu dùng bởi các Beauty Blogger nổi tiếng. Họ thường chia sẻ các bí quyết, phương pháp làm đẹp… trên những nền tảng mạng xã hội lớn như Facebook, Tik Tok, Instagram…
Song song với các dịch vụ/sản phẩm chăm sóc da, người tiêu dùng Việt còn quan tâm hơn đến các xu hướng làm đẹp cho cơ thể, móng tay, tóc… Điều này mở ra nhiều cơ hội hơn cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực làm đẹp tại Việt Nam với đa dạng hơn các dòng sản phẩm.
Với sự phát triển của thị trường, các thương hiệu mỹ phẩm cũng đang ngày càng nhiều hơn và đối thủ của nhau trong cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Điều này yêu cầu các thương hiệu phải đầu tư nghiêm túc vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm để đạt được chất lượng và giá cả cạnh tranh.
Để tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường, các doanh nghiệp cần đa dạng hóa sản phẩm và mở rộng thị trường. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải có sự đổi mới, tìm kiếm những sản phẩm mới và đầu tư vào mở rộng thị trường để tạo ra sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh.
Ngành Mỹ phẩm & Chăm sóc cá nhân đạt doanh thu ấn tượng với 2.290 triệu đô la Mỹ vào năm 2021, theo nghiên cứu tổng hợp. Thị trường dự kiến sẽ tăng trưởng hàng năm 6.2% (CAGR 2021-2025). Trong đó, các sản phẩm chăm sóc da được ưa chuộng nhất, với hơn 60% người tiêu dùng sử dụng mỗi ngày. Tốc độ gia tăng số lượng cửa hàng mỹ phẩm toàn quốc tăng 40%. Phần lớn các cửa hàng có xu hướng tập trung tại hai trung tâm kinh tế lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.