(Thanh tra) - Tại “thiên đường kiện tụng” Mỹ, nghề luật tuy kiếm bộn nhưng lại là một trong những công việc bị nhiều người ghét nhất vì… thiếu trung thực, đồng thời chấp chới giữa lằn ranh bảo vệ công lý hay kinh doanh trên sự đau khổ của bị đơn.
(Thanh tra) - Tại “thiên đường kiện tụng” Mỹ, nghề luật tuy kiếm bộn nhưng lại là một trong những công việc bị nhiều người ghét nhất vì… thiếu trung thực, đồng thời chấp chới giữa lằn ranh bảo vệ công lý hay kinh doanh trên sự đau khổ của bị đơn.
Kinh doanh gì ở Mỹ? Nhờ vào sự phát triển của ngành nails, các ngành cung cấp phụ kiện đi kèm cũng phát triển như bàn ghế làm nail, dụng cụ, hóa chất, kem thoa làm đẹp, phần mềm,… Ngoài ra, các tiệm nails của người Việt thậm chí còn kinh doanh thêm cả dịch vụ gửi hàng về Việt Nam và làm đại lý cho nhiều hãng vận chuyển.
Các phụ kiện làm nails được sản xuất tại Mỹ được rất nhiều quán nails tại Việt Nam săn đón. Vậy nên, việc kinh doanh các phụ kiện này cũng giúp các cửa hàng tại Việt Nam mua được sản phẩm từ Mỹ với giá thành rẻ hơn.
Người Việt Nam luôn được đánh giá là có tay nghề cao trong các dịch vụ làm đẹp từ chăm sóc da, trang điểm, chăm sóc tóc đến spa. Bên cạnh đó, với sự tận tâm và thái độ ân cần luôn là điểm cộng lớn cho những cơ sở chăm sóc sắc đẹp của người Việt tại Mỹ. Vậy kinh doanh gì ở Mỹ? Bạn có thể đi học và làm tại các Spa hoặc mở tiệm Spa cho riêng mình.
Khách hàng người Mỹ lựa chọn tiệm làm đẹp của người Việt đều để lại đánh giá tốt về dịch vụ. Qua đó, giúp xây dựng được một hình ảnh tốt cho nhiều thương hiệu làm đẹp của người Việt Nam.
Việt Nam từ lâu đã luôn nổi tiếng trên đất Mỹ với các loại ẩm thực và thức uống như bún, phở, bánh mì, cafe, … Những mặt hàng ẩm thực độc đáo này đã luôn là những món thưởng thức ưa thích của người dân Mỹ. Nắm bắt được cơ hội này, nhiều người Việt đang sinh sống tại Mỹ đã đẩy mạnh đầu tư các cửa hàng và quán ăn để mang văn hóa Việt đến xứ Mỹ. Vậy kinh doanh gì ở Mỹ? Bạn có thể kinh doanh nhà hàng, quán ăn có nét đặc trưng riêng.
Tại khu phố ẩm thực California, không khó để bắt gặp được các nhà hàng ẩm thực Việt Nam ở đây. Ngoài ra, các khu chợ đêm ở đây cũng quy tụ các hàng quán đặc trưng như Van Bakery, Bánh mì Chè Cali, Cơm tấm Thuận Kiều, Phở 54,….
Khi muốn đăng ký kinh doanh tại Mỹ, bạn sẽ cần tiến hành tìm hiểu các thủ tục để làm sao đăng ký được diễn diễn ra thuận lợi nhất. Về thủ tục thì sẽ không quá phức tạp. Thủ tục khi đăng ký kinh doanh tại Mỹ thì cũng sẽ tương tự như ở Việt Nam.
Vấn đề ở đây là bạn phải thiết lập được đại lý đại diện cho mình để đảm bảo các quyền lợi mà bạn có thể được nhận khi làm thủ tục. Sau khi hoàn thành xong thủ tục đăng ký, bạn sẽ nhận được mã số thuế kinh doanh và được cấp phép kinh doanh tại Mỹ.
Tùy theo ngành nghề bạn muốn kinh doanh thì thủ tục cũng sẽ khác nhau. Vậy nên, bạn có thể liên hệ trực tiếp với các trung tâm tư vấn đăng ký kinh doanh tại Mỹ để hiểu rõ hơn vấn đề này.
Xem thêm: Top Các Nền Tảng Thương Mại Print On Demand HOT Nhất Hiện Nay
Nếu bạn muốn mở tài khoản ngân hàng ở Mỹ theo diện kinh doanh, rất ít ngân hàng hỗ trợ để thực hiện. Vì vậy, nếu tự làm sẽ khiến bạn tốn không ít thời gian và tiền bạc.
Vậy nên bạn cần tìm cho mình phương án tối ưu hơn. Bạn có thể mở tài khoản cá nhân thay vì mở tài khoản diện công ty. Tài khoản cá nhân được hỗ trợ rất nhanh chóng nên cách này sẽ dễ dàng hơn nhiều. Nếu tài khoản cá nhân phù hợp với công việc sau này thì bạn có thể tiến hành mở tài khoản cá nhân nhé.
Trên đây, vieclamkinhdoanh.vn đã giải đáp cho các bạn câu hỏi người Việt kinh doanh gì ở Mỹ và các lưu ý khi đăng ký kinh doanh ở Mỹ. Nhìn chung, ngày càng nhiều người Việt sang Mỹ sinh sống, học tập và làm việc nên cơ hội kinh doanh mở ra càng lớn. Nhưng song song với đó, tính cạnh tranh trong các nghề lại được gia tăng lên. Hy vọng rằng, qua bài viết này, bạn sẽ có cho mình những ý tưởng kinh doanh độc đáo để thành công tại nước Mỹ nhé.
Làn sóng đầu tư vào các doanh nghiệp nhỏ chuyên sửa chữa điện nước, điều hòa đang tạo ra tầng lớp triệu phú mới ở Mỹ.
Aaron Rice xăm hai hình trên chân trái, một là logo doanh nghiệp lắp đặt sửa chữa ống nước mà anh mở hơn 10 năm trước và một là hình quỹ đầu tư vừa mua lại công ty anh.
Những công ty lắp đặt sửa chữa điện nước, điều hòa hoặc máy sưởi rất quan trọng đối với khách hàng sống ở những vùng như Tucson, bang Arizona, nơi Rice mở công ty và cư dân thường xuyên đổ mồ hôi dưới cái nóng 37-38 độ C suốt mùa hè.
Aaron Rice, chủ một công ty sửa chữa điện nước, điều hòa, máy sưởi ở Tucson, bang Arizona. Ảnh: WSJ
Suốt nhiều năm, Rice, 43 tuổi, luôn giữ thái độ hoài nghi mỗi lần các quỹ đầu tư ở bang khác ngỏ lời mua công ty của anh. Anh mặc định đa số họ chỉ hiểu biết qua loa về công việc đòi hỏi tay nghề này hay nhóm khách hàng của anh. Nhưng năm 2022, khi một công ty HVAC (Chuyên về hệ thống sưởi, thông gió, điều hòa không khí) được hậu thuẫn bởi một quỹ tư nhân đầu tư tiếp cận Rice, anh đổi ý khi thấy họ hiểu thấu đáo về nghề này.
"Nghề này rất cực nhọc. Nhiều người trong xã hội bây giờ chưa từng cầm dụng cụ", anh nói.
Tuy nhiên, các quỹ đầu tư nhân (PE) đang tích cực tiếp cận, mua lại các công ty dịch vụ gia đình như HVAC cũng như các công ty điện nước. Họ muốn kiếm lời bằng cách tiến hành những hoạt động có quy mô lớn hơn, mang lại nhiều lợi nhuận hơn.
Làn sóng đầu tư này đang tạo ra một tầng lớp triệu phú mới khắp nước Mỹ, tăng tính hấp dẫn cho nghề điện nước.
"Không cần phải tới thung lũng Silicon để có sự nghiệp thành công và cơ hội kinh doanh", Brian Rassel, đối tác tại quỹ đầu tư Huron có trụ sở tại Detroit, nơi chuyên đầu tư và các công ty tư nhân nhỏ làm dịch vụ, nói.
Các quỹ đầu tư PE đã mua lại gần 800 công ty HVAC và điện nước từ năm 2022 tới nay, theo thống kê của PitchBook, chưa tính những thương vụ nhỏ hoặc người bán không muốn chia sẻ chính xác thông tin về số tiền họ nhận được.
Adam Hanover là chủ tịch Redwood, công ty đã mua lại doanh nghiệp của Rice năm 2022 và sáp nhập với Rite Way, công ty HVAC lớn đặt trụ sở tại Tucson mà Redwood mua lại năm 2021. Ông cho hay ngày nay, quỹ đầu tư nào cũng sở hữu ít nhất một doanh nghiệp HVAC.
Trong 4 năm qua, Redwood đã thâu tóm 35 công ty, từ những công ty nhỏ như của Rice với giá mua đứt trung bình một triệu USD, tới những công ty lớn hơn như Rite Way giá khoảng 20 triệu USD và nắm lượng cổ phiếu chi phối.
Ngành điện nước lâu nay luôn chi trả mức lương theo giờ ổn định cho người lao động không có bằng đại học, đồng thời là bàn đạp cho những người nuôi tham vọng mở rộng kinh doanh.
Trong trường hợp của Rice, anh từng ngồi tù 5 năm vì mua bán ma túy và chật vật cai nghiện trước khi cùng đối tác Mike Nagal lập doanh nghiệp chuyên kiểm tra và sửa chữa hệ thống nước vào năm 2012. Thời điểm bán công ty, họ có 18 nhân viên, với doanh thu ba triệu USD một năm.
Ban đầu Rice và Nagal không muốn bán nhưng cuối cùng, họ vẫn vui khi công ty sáp nhập vào Rite Way và Redwood muốn chủ cũ tiếp tục nắm cổ phần, đồng thời có tiếng nói quan trọng trong việc quản trị công ty.
Rice tiếp tục làm quản lý phụ trách hạng mục thoát nước ở Rite Way và lên kế hoạch làm việc tới khi nghỉ hưu vào 50 tuổi, khoảng 7 năm nữa. Nagal cũng ở lại đóng góp cho công ty.
"Tôi muốn có thời gian đi săn bắn, câu cá, uống bia và nấu nướng", Rice nói, cho hay quyết định bán công ty giúp anh có khoản tiền dư dả cho gia đình.
Sau khi được bán cho Redwood, doanh thu của Rite Way tăng từ 30 triệu USD lên 70 triệu USD. Công ty cũng mua lại những doanh nghiệp khác để mở rộng ngành nghề kinh doanh từ HVAC sang điện nước. Có thêm vốn giúp công ty khai thác nhiều khách hàng hơn, bổ sung thêm hàng chục xe dịch vụ, tăng nhân lực, mở chương trình đào tạo nghề cho nhân viên mới và tăng cường tập huấn bán hàng cho kỹ thuật viên. Đội ngũ kế toán cũng được tăng cường để tối đa hóa lợi nhuận.
Richard Lewis, giám đốc điều hành của Redwood, cho hay các chủ doanh nghiệp nhỏ thường quá bận để giải quyết nhiều vấn đề cùng lúc, hoặc chậm thay đổi cách tính giá đã lỗi thời nhiều năm. Redwood xem xét giá cả thị trường theo từng quý để đảm bảo đưa ra mức giá phù hợp. Nếu giá một con ốc vít tăng lên, khách hàng sẽ là người phải trả, Lewis nói thêm.
"Điều này giúp doanh nghiệp đỡ áp lực", Rick Walter, chủ cũ của Rite Way, nói.
Ông Walter, 67 tuổi, vẫn giữ 25% cổ phần công ty và đồng ý tiếp tục giữ chức chủ tịch thêm vài năm nữa. Sau đó ông sẽ nghỉ hưu, dành thời gian bên vợ con, tận hưởng căn nhà nghỉ dưỡng ở Colorado được mua bằng tiền bán công ty.
"Công việc chiếm của tôi 60-70 tiếng mỗi tuần suốt nhiều năm", Walter nói. "Tôi đi làm tới 9-10h tối mới về, còn vợ tôi làm hậu phương suốt cho tôi ngần ấy năm".
10 năm trước, 90% chủ doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực này muốn bán lại công ty và nghỉ hưu, theo Ted Polk, giám đốc điều hành tại Capstone, ngân hàng đầu tư có trụ sở tại Boston. Ngày nay, số người không muốn nghỉ hưu đang tăng lên. Khoảng 1/3 muốn ở lại cùng phát triển công ty.
Graham Weaver, người sáng lập công ty PE Alpine có trụ sở tại San Francisco, cho rằng xu thế này có lợi cho thu nhập của người lao động. Alphine, công ty sớm đầu tư vào ngành HVAC, cho hay kỹ thuật viên tại các doanh nghiệp HVAC mà công ty mua lại thường được tăng lương 20% trong năm đầu tiên nhờ tăng lương cơ bản, tiền thưởng và hoa hồng. Công ty đã sáp nhập hơn 200 công ty trên 43 bang vào một nền tảng lớn là Apex, nơi đạt doanh thu 2,2 tỷ USD trong năm qua.
Ông cho rằng sự quan tâm của giới đầu tư vào ngành nghề này đang có xu hướng tăng, bất kỳ ai có tham vọng khởi nghiệp đều nên cân nhắc tới các ngành mang lại thu nhập ổn định nhờ thông tắc bồn cầu, sửa ống nước hay lắp máy điều hòa.
"Bạn có thể xây dựng một doanh nghiệp giá trị 10-30 triệu USD và có sẵn hàng tá người xếp hàng chờ mua lại", ông nói. "10 năm trước, có bán cũng không ai mua".
Đội ngũ kỹ thuật của một công ty HVAC tại Tucson, Arizona. Ảnh: Done Rite Services
Nhưng không phải người nào cũng vui vẻ bán công ty. Dana Spears, đồng sáng lập một công ty HVAC tại Land O’Lakes, Florida năm 2006, cho hay vào thời kỳ Covid-19, các nhà đầu tư nhận ra tầm quan trọng của các doanh nghiệp thiết yếu như công ty của Spears. Bà nhận được hơn 100 đề nghị mua lại công ty từ năm 2020. Người phụ nữ 51 tuổi ban đầu từ chối bán vì lo lắng cho tương lai của 100 nhân viên dưới quyền.
"Tôi có những người đã làm việc cho tôi 16 năm", bà nói. "Tôi không muốn thay đổi chóng vánh và để họ mất việc".
Nhưng xung quanh bà, các quỹ PE đang mua lại nhiều công ty HVAC tương tự và bà cảm thấy đuối sức. Đối thủ mới có năng lực đàm phán giá cả và hợp đồng tốt hơn, từ thiết bị làm việc tới bảo hiểm y tế của người lao động. Đội xe phục vụ đông hơn khiến họ đáp ứng nhu cầu của khách nhanh hơn, mức lương cũng cao hơn.
Đầu năm nay, sau khi cân nhắc và trao đổi với nhiều người mua, bà quyết định chọn P1. Rời khỏi công ty là quyết định khó khăn nhưng cũng là cơ hội hấp dẫn không thể bỏ qua. Spears sẽ nghỉ ngơi một năm, dành thời gian cho gia đình và đang tính đến chuyện thành lập một doanh nghiệp khác.
"Điện nước, điều hòa là một trong những lĩnh vực mà nếu đủ bản lĩnh, bạn sẽ thực hiện được giấc mơ Mỹ", bà nói.