Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
Cơ sở Minh Phát Hà Nội tại 295 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội
Đường Kim Giang dài 3.000m, rộng 6-7m. Nối tiếp phố Khương Đình, chạy bên bờ tây sông Tô Lịch, qua khu nhà ở Kim Giang, hết địa phận quận Đống Đa, đi tiếp qua hai xã Đại Kim, Thanh Liệt huyện Thanh Trì, đến cầu Bươu trên đường Văn Điển - Hà Đông.
Đường Kim Giang dài 3.000m, rộng 6-7m.
Nối tiếp phố Khương Đình, chạy bên bờ tây sông Tô Lịch, qua khu nhà ở Kim Giang, hết địa phận quận Đống Đa, đi tiếp qua hai xã Đại Kim, Thanh Liệt huyện Thanh Trì, đến cầu Bươu trên đường Văn Điển – Hà Đông.
Đường Kim Giang vốn là đất của một thôn thuộc xã Đại Kim, huyện Thanh Trì.
Nay thuộc 2 phường Kim Giang, Hạ Đình quận Thanh Xuân và hai xã Đại Kim, Thanh Liệt huyện Thanh Trì, Hà Nội.
Kim Giang vốn là một trng ba thôn hợp thành thôn Kim Lũ (tên nôm là Lủ): Kim Giang, Kim Lũ, Kim Văn, tên nôm là Lủ Cầu, Lủ Trung, Lủ Văn. Gọi Kim Giang là Lủ Cầu vì ở đây có cầu bắc qua sông Tô Lịch sang xã Định Công. Thôn này thờ Từ Vinh, là cha của Từ Đạo Hạnh, vì Từ Vinh bị Đại Điên chém làm 3 khúc ném xuống sông Tô, đầu dạt vào làng Mọc Thượng Đình, phần chân dạt vào Lủ Cầu và thân mình vào làng Pháp Vân. Cho nên vùng này có câu ca: “Làng Mọc thờ đầu, Lỷ Cầu thờ chân, Pháp Vân thờ mình”.
Nay khu tập thể Kim Giang gồm 8 khu nhà trở thành một phường Kim Giang – vốn là cánh đồng của thôn này.
Đền Kim Giang cũng được gọi là đền Lủ Cầu, hiện trên đường Kim Giang. Đình, đền, chùa đều nằm trên cùng một khu vực. Đền thờ bà Lê Ngại Mỵ Châu, người đã sinh ra Mạo Giáp Hoa. Đình Kim Giang còn gọi là đình Lủ Cầu, thờ tướng Mạo Giáp Hoa sinh vào thời Lê Anh Tông (1557 – 1573) có công đánh giặc Chiêm Thành.
Đình, đền, chùa Kim Giang được xếp hạnh di tích lịch sử văn hóa năm 1989.
Thanh Xuân là một quận phía Tây Nam của nội thành Hà Nội. Quận Thanh Xuân được thành lập ngày 28 tháng 12 năm 1996, trên cơ sở tách 5 phường: Thượng Đình, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, Kim Giang, Phương Liệt; 78,1 ha diện tích tự nhiên và 20.862 nhân khẩu của phường Nguyễn Trãi, 98,4 ha diện tích tự nhiên và 5.506 nhân khẩu của phường Khương Thượng thuộc quận Đống Đa; xã Nhân Chính thuộc huyện Từ Liêm và xã Khương Đình thuộc huyện Thanh Trì.
Theo đó, quận Thanh Xuân có diện tích tự nhiên 913,2 ha và 117.863 nhân khẩu, gồm 11 đơn vị hành chính trực thuộc.
Tây giáp quận Nam Từ Liêm, Tây Nam giáp quận Hà Đông;
Nam giáp quận Hoàng Mai và huyện Thanh Trì;
Bắc giáp quận Đống Đa và quận Cầu Giấy.
Quận Thanh Xuân có 11 phường: Hạ Đình, Khương Đình, Khương Mai, Khương Trung, Kim Giang, Nhân Chính, Phương Liệt, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân Trung, Thượng Đình.
- Khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính nằm một phần tại phường Nhân Chính (phần còn lại tại quận Cầu Giấy) đang phát triển mạnh như một trung tâm mới của thành phố Hà Nội.
- Khu đô thị Mandarin Garden: nằm một phần tại phường Nhân Chính, liền kề với khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính. Phần còn lại nằm ở phường Thanh Xuân Nam.
- Khu đô thị Hạ Đình: nằm tại phía tây đường Nguyễn Xiển, thuộc địa bàn phường Hạ Đình.
- Khu đô thị Khương Đình: nằm trong khu dân cư Đầm Hồng, thuộc địa bàn phường Khương Đình.
- Khu đô thị cao cấp Royal City: nằm tại số 74 đường Nguyễn Trãi, tiền thân là nhà máy Cơ khí Hà Nội. Hiện nay Royal City đang phát triển với rất nhiều dịch vụ, là điểm đến lí tưởng.
- Khu đô thị Pandora: nằm tại số 53 phố Trần Điền, tiền thân là nhà máy sản xuất Ô tô Hòa Bình thủ đô Hà Nội.
- Khu tập thể Thượng Đình: là khu nhà ở xây dựng theo phương pháp bê tông lắp ghép tấm lớn, gồm nhiều tòa nhà cao năm tầng, được xây dựng từ những năm 60 của thế kỷ 20, đến nay đã xuống cấp trầm trọng. Khu nhà hiện đang có dự án nâng cấp lên đến 25 tầng. Trong tương lai đây sẽ là một trung tâm hiện đại của quận.
- Khu tập thể Thanh Xuân Bắc: nằm tại phía tây nam quận Thanh Xuân, giáp ranh với phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, được xây dựng từ những năm 80 của thế kỷ 20, tiền thân là xí nghiệp thoát nước số 4 Hà Nội.
- Khu tập thể Phương Liệt: nằm tại phía đông bắc quận Thanh Xuân, nằm cạnh ngã tư Vọng, thuộc địa bàn phường Phương Liệt, tiền thân là Khu tập thể Phùng Khoang.
- Khu tập thể Kim Giang: nằm tại phố Hoàng Đạo Thành, từ đường Kim Giang đến đường Nguyễn Xiển, thuộc địa bàn phường Kim Giang.
- Quốc lộ 6 từ Hà Nội đi các tỉnh phía Tây Bắc bắt đầu từ Ngã Tư Sở đi qua địa bàn quận.
- Ngã tư Sở: đã được cải tạo và mở rộng.
- Đường Nguyễn Trãi: tập trung một số trường đại học (như Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học ngoại ngữ Hà Nội (trước là Đại học Hà Nội)...) là một con đường rộng, có nhiều cây xanh nhưng mật độ dân cư và cụm nhà máy cao su, xà phòng, thuốc lá, ôtô nên lưu lượng người tham gia giao thông rất lớn.
- Các dự án đường sắt đô thị đi qua địa bàn quận là các tuyến số 1 (Ngọc Hồi - Yên Viên), tuyến số 2 (Nội Bài - Thượng Đình), tuyến số 2A (Cát Linh - Hà Đông), tuyến số 4 (Liên Hà - Bắc Thăng Long), tuyến số 8 (An Khánh - Dương Xá) trong đó tuyến số 2A đã được chạy thử nghiệm vào đầu tháng 8-2018 và chính thức vận hành vào quý I-2019; tuyến số 1 hiện đang được đầu tư xây dựng.
Hệ thống các trường đại học và học viện
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải
Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đình Phương Liệt ở phường Phương Liệt, Thanh Xuân [2] Hà Nội Thờ Tích Lịch đại vương Phạm Tích là Tướng nhà Đinh (3 anh em ông, Một người mặt xanh tên là Tích; mặt trắng tên là Thánh; mặt đỏ tên là Thành đã cùng theo giúp Đinh Tiên Hoàng lập được nhiều công lớn.
Bệnh viện Đại học Quốc gia Hà Nội
Danh sách địa chỉ các cửa hàng Cửa hàng Hà Nội
Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.