Ham học hỏi, luôn hoàn thành tốt công việc của mình, nói là làm, hết lòng vì công ty… là một số phẩm chất tiêu biểu của một nhân viên xuất sắc. Đây thường là những nhân tố then chốt trong công ty. Nếu bạn là HR, quản lý, muốn hiểu rõ nhân viên xuất sắc là gì và cách nhận biết, bồi dưỡng họ thì hãy tìm hiểu ngay trong bài viết này.
Ham học hỏi, luôn hoàn thành tốt công việc của mình, nói là làm, hết lòng vì công ty… là một số phẩm chất tiêu biểu của một nhân viên xuất sắc. Đây thường là những nhân tố then chốt trong công ty. Nếu bạn là HR, quản lý, muốn hiểu rõ nhân viên xuất sắc là gì và cách nhận biết, bồi dưỡng họ thì hãy tìm hiểu ngay trong bài viết này.
Trong công ty thì mỗi nhân viên sẽ được giao cho một số nhiệm vụ nhất định và phải hoàn thành được nó đúng thời hạn. Nhân viên xuất sắc là nhân viên luôn hoàn thành tốt công việc được giao, không bao giờ để cho quản lý phải nhắc nhở hay phàn nàn, thậm chí là vượt chỉ tiêu, hoàn thành sớm. Kết quả này cần được ghi nhận đầy đủ để làm căn cứ đánh giá nhân viên.
Nhiều công ty hiện nay ưu tiên những nhân viên trẻ vì trong họ luôn có sự sáng tạo và có thể đưa ra được nhiều ý tưởng hay trong công việc. Một người nhân viên xuất sắc có thể là người luôn mày mò, say mê với những cái mới, luôn luôn trau dồi để phát triển công việc một cách tiên tiến hơn. Việc nhận diện nhân viên sáng tạo thường thông qua số lượng đề xuất, ý tưởng, hoặc các phong trào, cuộc thi sáng tạo trong doanh nghiệp.
Trong một tập thể lớn, quản lý sẽ khó bao quát được hết nhân viên của mình hay nhắc nhở từng công việc nhỏ, vì thế ý thức tự giác là điều vô cùng quan trọng. Tự giác thể hiện ở việc chấp hành các nội quy của công ty, luôn tuân thủ thời gian mà không cần ai nhắc nhở. Một số nhân viên xuất sắc thậm chí còn khuyến khích đồng nghiệp nâng cao tinh thần tự giác, xung phong thực hiện một số công việc chung với tinh thần hào hứng.
Trong công việc chắc hẳn không bao giờ cũng suôn sẻ 100% mà có đôi lúc nhân viên sẽ gặp những khó khăn cụ thể trong công việc của mình. Vào những lúc đó, các nhân viên xuất sắc sẽ bộc lộ khả năng ứng biến nhạy bén, khả năng giải quyết tình huống nhanh chóng, giúp xử lý vụ việc gọn gàng, hạn chế các hậu quả.
Đây là chỉ số dùng để đánh giá hiệu suất của công việc. Tùy theo tính chất khác nhau của công việc mà mỗi công ty sẽ có cách tính KPI khác nhau. Để xác định KPI, bạn có thể tham khảo các bước sau:
Đầu tiên là xác định các tiêu chí và chỉ số KPI cho phù hợp. KPI này thường gắn liền với doanh số, lợi nhuận, sản phẩm, dự án… của nhân viên. KPI cần có mục tiêu rõ ràng và phải được đo lường bằng đơn vị cụ thể.
Sau khi đã xác định được các tiêu chí, nhà quản lý sẽ tiến hành theo dõi tiến độ thực hiện KPI của nhân viên. Quá trình này cho thấy rõ nhân viên đã làm gì để đạt mục tiêu KPI, cho thấy mức độ nỗ lực và khả năng của họ, thể hiện qua từng tuần, tháng hoặc cả năm.
Khi kỳ đánh giá kết thúc, quản lý cần tổng hợp kết quả và các con số cụ thể sẽ chỉ ra rằng nhân viên nào làm việc tốt nhất. Sẽ có những nhân viên không đạt, đạt và vượt KPI. Nhân viên xuất sắc thường là người hoàn thành tốt KPI, thậm chí vượt KPI trong nhiều kỳ liên tiếp.
Từ kết quả trên, công ty có thể áp dụng chính sách khen thưởng đối với nhân viên làm việc tốt, đồng thời có chương trình bồi dưỡng, đào tạo để nhân viên xuất sắc được phát huy hết khả năng của mình và mang lại những giá trị tích cực cho tổ chức.
Nếu như KPI dựa trên chất lượng và năng suất của một nhân viên thì Job-fit lại chủ yếu chú trọng đến sự phù hợp trong công việc. Nhiều doanh nghiệp và nhà quản lý quan niệm rằng để đánh giá một nhân viên thì bằng cấp hay kinh nghiệm chưa chắc đã quan trọng bằng sự phù hợp với công việc được giao. Nhân viên xuất sắc sẽ là người sở hữu nhiều yếu tố phù hợp, hoặc thể hiện mức độ phù hợp cao với công việc họ phụ trách nhất.
Ví dụ công việc bán hàng, kinh doanh cần những người quảng giao, năng động, hoạt bát, khéo giao tiếp và quyết đoán để chốt đơn. Một nhân viên xuất sắc sẽ thể hiện các yếu tố trên ở mức độ cao, nổi bật hơn so với các nhân viên khác.
Để đánh giá một cách công bằng, tránh cảm tính, nhà quản lý có thể liệt kê đầy đủ các tiêu chí Job-fit, kèm theo thang điểm chi tiết. Nhân viên sẽ được đánh giá theo điểm số hoặc phần trăm và nhân viên xuất sắc sẽ thể hiện sự nổi bật qua điểm số cao.
Nhằm giúp doanh nghiệp đánh giá nhân viên một cách chính xác nhất, nhanh chóng nhận diện được các nhân viên xuất sắc, MISA đã phát triển phần mềm AMIS Đánh Giá, hiện đang được nhiều công ty thuộc mọi lĩnh vực tin dùng.
Với hệ thống linh hoạt, cho phép đánh giá theo nhiều phương thức, cùng nhiều báo cáo có sẵn vô cùng chi tiết, AMIS Đánh Giá là công cụ không thể thiếu cho phòng HR và các nhà quản trị.
Việc sở hữu những nhân viên xuất sắc sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho công ty, trong đó phải kể đến như:
Giúp công ty đạt được những mục tiêu chung: nhân viên xuất sắc sẽ đóng góp nhiều cho công ty, phòng ban, bộ phận về hiệu quả công việc, doanh số, lợi nhuận, từ đó đưa tập thể đi đến một mục tiêu chung lớn lao hơn.
Nâng cao vị thế công ty trên thị trường: nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ giúp công ty tăng tính cạnh tranh với các đối thủ khác. Thậm chí nhiều công ty còn tự hào vì sở hữu được những nhân sự giỏi có tiếng tăm và sức ảnh hưởng trong ngành.
Tiết kiệm chi phí tuyển dụng và đào tạo: nhân viên xuất sắc không cần đào tạo nhiều về các kỹ năng cơ bản, họ nhanh chóng làm quen, làm tốt công việc và thậm chí còn hỗ trợ đội nhóm rất nhiều.
Có sẵn ứng cử viên sáng giá cho vị trí quản lý, lãnh đạo kế cận: vị trí cấp cao luôn khó để tìm người phù hợp, vì thế bồi dưỡng nhân viên xuất sắc thành quản lý cũng là cách để công ty tiết kiệm thời gian, chi phí, nguồn lực.
Thông thường thời gian của một nhân viên đi làm sẽ là 8 tiếng, gần ⅓ thời gian trong ngày họ sẽ gắn bó với công ty, vì thế nên ngoài đời sống vật chất thì đời sống tinh thần cũng nên được công ty chăm lo chu đáo. Công ty cần phải đưa ra những phúc lợi hấp dẫn để giữ chân nhân viên giỏi, bao gồm chăm sóc sức khỏe, tổ chức ngày lễ, du lịch, bảo hiểm…
Một người trung thực là người không bao giờ gian dối, nói quá, khoa trương với đồng nghiệp, cấp trên. Những người nhân viên khiêm tốn có thể sẽ gặt hái được nhiều thành tựu lớn sau này vì họ biết thực tế mình đang ở đâu để cố gắng.
Mỗi chúng ta đều có cái tôi, việc làm sai và dám nhận lỗi, sẵn sàng tuyên bố sẽ khắc phục không phải ai cũng làm được. Một nhân viên không ngại nhận sai và thể hiện nỗ lực sửa chữa thì sẽ có điểm cộng trong mắt của quản lý.
Nhân viên xuất sắc là những người luôn có tinh thần, thái độ tốt. Họ luôn luôn cập nhật những kiến thức liên quan đến công việc chuyên môn của mình. Nhờ tinh thần cầu tiến và ham học hỏi này thì họ sẽ là những người không bao giờ sợ sai, dám xông pha với những khó khăn trong công việc của mình. Họ cũng là người sẵn sàng đón nhận ý kiến nhận xét từ quản lý, đồng nghiệp để thay đổi tốt hơn.
Kỹ năng chuyên môn vượt trội là yếu tố tiên quyết và quyết định đến chất lượng công việc. Một nhân viên xuất sắc đòi hỏi phải có chuyên môn giỏi hơn những nhân viên khác. Chuyên môn xuất sắc sẽ giúp cho nhân viên giải quyết công việc một cách hiệu quả, giúp họ xử lý vấn đề nhanh chóng và đem lại năng suất làm việc cao. Kỹ năng này thường bộc lộ qua việc thực hiện nhiệm vụ hàng ngày và một quản lý hiểu rõ chuyên môn, giàu kinh nghiệm sẽ nhận ra ngay.