Oda Nhật Bản Vào Việt Nam

Oda Nhật Bản Vào Việt Nam

Viện trợ ODA của Nhật Bản chiếm trên 30% viện trợ phát triển song phương dành cho Việt Nam

Viện trợ ODA của Nhật Bản chiếm trên 30% viện trợ phát triển song phương dành cho Việt Nam

Dấu ấn ODA Nhật Bản tại các dự án giao thông cho Việt Nam

Cầu Nhật Tân lung linh trong đêm. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)

© Copyright 2012 HFIC, Corporation. All rights reserved

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Hỗ trợ phát triển chính thức cho Việt Nam hay ODA tại Việt Nam đề cập đến những nguồn hỗ trợ phát triển chính thức của các nước dành cho Việt Nam.

Viện trợ nước ngoài cho Việt Nam cung cấp nguồn vốn ODA tuân theo các điều khoản thỏa thuận trong Diễn đàn Phát triển Việt Nam bởi các cơ quan tài trợ

Ngân hàng thế giới (World Bank) là một trong các nguồn cung cấp ODA lớn nhất cho Việt Nam.[1]

Vốn ODA cung cấp từ ngân hàng thế giới cho Việt Nam từ năm 2003-2012:

Nhật Bản là quốc gia tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, chiếm đến hơn 40% tổng số vốn đầu tư. Trong năm 2011, Nhật Bản đã cam kết hơn 1,9 tỷ USD cho Việt Nam.

Hàn Quốc tuyên bố trong giai đoạn từ 2012 đến 2015, nước này sẽ cung cấp khoản tài trợ 1,2 tỷ USD cho Việt Nam, bên cạnh các dự án hợp tác hàng năm từ Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA).[2]

Liên minh châu Âu (EU) là nhà tài trợ song phương lớn thứ hai về ODA và là nhà cung cấp viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho Việt Nam với tổng ODA cam kết trong giai đoạn 1996-2010 là hơn 11 tỷ USD, góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. EU cam kết khoảng 1,01 tỷ USD cho năm 2012, tương đương 13,24% tổng cam kết viện trợ nước ngoài. Tài trợ không hoàn lại chiếm 32,5% (khoảng 324,05 triệu USD).[1]

Thụy Điển là một trong những nước phương Tây viện trợ sớm nhất cho Việt Nam, bắt đầu từ năm 1969. Tính đến năm 2008, Thụy Điển đã tài trợ cho Việt Nam tổng số vốn không hoàn lại trị giá 3,46 tỷ USD.[3]

Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) là đơn vị chịu trách nhiệm quản lý vốn ODA của chính phủ Nhật Bản, cung cấp nhiều chương trình hợp tác đa dạng, trong đó có hợp tác tài chính và đầu tư, hợp tác kỹ thuật cũng như các hình thức hỗ trợ khác như viện trợ khẩn cấp và phái cử tình nguyện viên.

Trong thông điệp nhân dịp kỷ niệm 70 năm hoạt động của chương trình Hỗ trợ Phát triển Chính thức (ODA) Nhật Bản trên toàn cầu, ông Tanaka Akihiko, Chủ tịch Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) cho biết: Ngày 6/10/2024 là cột mốc quan trọng đối với Nhật Bản, đánh dấu 70 năm kể từ khi nước này bắt đầu chương trình ODA vào năm 1954. Những nỗ lực hợp tác quốc tế của Nhật Bản được khởi động với mục đích xây dựng lại niềm tin trong cộng đồng quốc tế, song song với nghĩa vụ bồi thường sau chiến  tranh cho các quốc gia châu Á. Bắt đầu từ việc cung cấp chương trình đào tạo kỹ thuật cho các nước châu Á và sau đó là mở rộng các chương trình hợp tác, Nhật Bản đã trở thành một trong những đối tác phát triển song phương hàng đầu trên thế giới.

Phối hợp với sáng kiến trong nước của các quốc gia tiếp nhận, các chương trình hợp tác của JICA như phát triển cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực đã đặt nền tảng vững chắc cho sự phát triển của những quốc gia này. Tại Việt Nam, JICA đã hỗ trợ phát triển Cảng hàng không quốc tế Nội - cửa ngõ của đất nước, cùng cầu Nhật Tân và tuyến đường nối hai công trình này, giúp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh.

Tôn trọng quyền tự chủ và khả năng tự lực của quốc gia đối tác là nguyên tắc cơ bản của JICA, đồng thời nhấn mạnh các cam kết kiên định với tầm nhìn dài hạn. Ông Tanaka Akihiko cho rằng giá trị cốt lõi của quan hệ tương tác giữa con người với con người, kết hợp thế mạnh của các bên thông qua đối thoại thay vì chuyển giao công nghệ và kiến thức một chiều. Cách tiếp cận này cho phép cung cấp các giải pháp phù hợp với bối cảnh địa phương và bồi dưỡng được nguồn nhân lực cần thiết cho sự phát triển bền vững của quốc gia sở tại, đồng thời làm sâu sắc thêm sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, từ đó củng cố quan hệ song phương giữa các nước đối tác của JICA và Nhật Bản.

Trước nỗ lực to lớn của cộng đồng quốc tế, nhiều thách thức toàn cầu vẫn chưa được giải quyết. Không chỉ vậy, những vấn đề như biến đổi khí hậu, xung đột vũ trang, đại dịch, thiên tai, khủng hoảng kinh tế và các mối đe dọa khác đang ngày càng phức tạp và liên quan mật thiết với nhau hơn, dẫn đến các cuộc khủng hoảng kép. Một báo cáo của Liên Hợp Quốc cảnh báo rằng chỉ có 17% các mục tiêu Phát triển bền vững (SDG) đang triển khai đúng tiến độ, trong khi chỉ còn 6 năm nữa là tới năm mục tiêu 2030.

Nhằm ứng phó với bối cảnh toàn cầu đang thay đổi, tháng 6 năm 2023, Chính phủ Nhật Bản đã sửa đổi Điều lệ Hợp tác Phát triển làm cơ sở để tiến hành các hoạt động hợp tác phát triển theo cách hiệu quả và có chiến lược hơn. Theo bản điều lệ sửa đổi, an ninh con người được coi là nguyên tắc chủ đạo, là nền tảng trong mọi hoạt động hợp tác phát triển của Nhật Bản.

Bên cạnh nguyên tắc trên, trong vai trò cơ quan hợp tác phát triển của Nhật Bản, JICA còn Kết nối thế giới bằng lòng tin cam kết đảm bảo an ninh con người thông qua các nỗ lực giảm nghèo dựa trên tăng trưởng chất lượng. Để đạt được những mục tiêu trên, JICA đang điều chỉnh chương trình hợp tác của mình để thu hút các bên tham gia đa dạng và hỗ trợ hoạt động hợp tác trong các nỗ lực phát triển. Nhiều vấn đề lớn về phát triển vẫn chưa được giải quyết, trong đó một số không nhỏ còn chưa có giải pháp rõ ràng.

Ngoài ra, vai trò dẫn dắt các quá trình chuyển đổi toàn cầu không phải là trách nhiệm riêng của các nước phát triển, một trong những chìa khóa quan trọng để đẩy nhanh nỗ lực giải quyết các vấn đề phát triển là sử dụng ODA làm chất xúc tác cho quan hệ hợp tác, từ đó phát huy, tận dụng được trí tuệ và công nghệ của những lĩnh vực đa dạng này.

Ông Tanaka Akihiko cho biết "tầm nhìn của JICA là “Kết nối thế giới bằng lòng tin”, hoạt động hợp tác phát triển đã và đang tập trung vào an ninh con người, quan hệ đối tác bình đẳng và năng lực tự chủ của các nước đang phát triển. JICA cam kết tiếp tục hợp tác với các nước đang phát triển cũng như đối tác phát triển có cùng chí hướng. Trong thế giới đầy biến động hiện nay, cần duy trì các giá trị mà mỗi bên coi là thiết yếu, đồng thời cùng nhau xây dựng phương hướng mới để ứng phó với các thách thức mới dựa trên sự tin cậy mà Nhật Bản đã không ngừng xây dựng trong những năm qua", Chủ tịch JICA khẳng định./.