Sinh Viên Mới Ra Trường Nên Tìm Việc Như Thế Nào Cho Đúng

Sinh Viên Mới Ra Trường Nên Tìm Việc Như Thế Nào Cho Đúng

Không cần phải bàn cãi về sự quan trọng của viết CV, nó đã trở thành một kỹ năng thiết yếu cho bất kỳ ai muốn đi xin việc làm. Tại Mẫu CV, chúng tôi cung cấp những ví dụ về sơ yếu lý lịch có sẵn để giúp bạn nhẹ nhàng hơn trong bước này.

Không cần phải bàn cãi về sự quan trọng của viết CV, nó đã trở thành một kỹ năng thiết yếu cho bất kỳ ai muốn đi xin việc làm. Tại Mẫu CV, chúng tôi cung cấp những ví dụ về sơ yếu lý lịch có sẵn để giúp bạn nhẹ nhàng hơn trong bước này.

Thư xin việc cho sinh viên mới ra trường có những gì?

Đầu tiên, bạn cần nắm rõ cấu trúc chung của một lá đơn xin việc. Và từ đó, chúng ta sẽ viết từng phần hoàn chỉnh.

Nhìn chung, thư xin việc bao gồm những phần sau:

Làm thế nào để viết các phần trong đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường?

Sau đây, chúng tôi hướng dẫn cách viết từng phần của đơn xin việc dành cho sinh viên mới tốt nghiệp.

Không giống như thư tay thông thường hay các văn bản hành chính, bạn không cần phải viết quốc hiệu CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM hay tiêu ngữ Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc.

Viết đơn xin việc sẽ giống như bạn viết thư trong doanh nghiệp, đòi hỏi sự chuyên nghiệp và trang trọng. Bạn chỉ cần ghi tiêu đề đầy đủ các thông tin cá nhân như: Họ tên bạn, số điện thoại, email cá nhân, địa chỉ và ngày tháng.

Nếu biết nhà tuyển dụng là ai, bạn cũng có thể ghi tên họ và công ty tuyển dụng.

Sau là một ví dụ để bạn tham khảo:

Trần Thanh Thúy Nguyễn Thiện Thuật, Phường 2, Quận 3, TPHCM Email:[email protected] Ngày 12 tháng 6 năm 2022

Không chỉ riêng các bạn sinh viên mới ra trường, chắc hẳn ứng viên đi xin việc nào cũng cảm thấy bối rối vì không biết xưng hô như thế nào với nhà tuyển dụng.

Không giống như thư xin việc tiếng Anh , chúng ta sẽ có những cách xưng hô đơn giản hơn. Ở đơn xin việc tiếng Việt, bạn phải hiểu rõ từng hoàn cảnh và vị trí công việc mình ứng tuyển để xưng hô cho phù hợp.

Vì bạn là sinh viên mới tốt nghiệp, bạn có thể xưng em với nhà tuyển dụng. Nếu bạn biết tên của quản lý tuyển dụng, bạn cũng có thể gọi tên thật của họ.

Chào chị Ngân, Kính gửi chị Ngân,

Trường hợp bạn không biết tên của quản lý tuyển dụng, bạn có thể ghi chung như sau:

Kính gửi Bộ phận tuyển dụng Công ty TNHH Ánh Sao,

Như các thể loại thư khác, khi bạn không thể quên giới thiệu về bản thân mình. Đặc biệt là khi viết thư xin việc, nhà tuyển dụng sẽ cần sẽ biết bạn là ai và mục đích của lá thư là gì.

Bạn không cần phải giới thiệu quá dài dòng và chi tiết. Chỉ cần có những thông tin đầy đủ sau cho mẫu đơn xin việc cho sinh viên mới tốt nghiệpi:

Sau đây là hai ví dụ Đúng và Sai cho phần này:

Em tên là Nguyễn Thanh Lâm, hiện em mới tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa TPHCM với chuyên ngành Khoa học điện tử. Qua trang Linkedin, em thấy công ty đang có nhu cầu tuyển dụng vị trí Backend developer. Vì vậy, em viết thư này để bày tỏ sự mong muốn được làm việc tại vị trí này của quý công ty.

Em là Nguyễn Thanh Lâm, nay em viết thư này xin ứng tuyển vào vị trí Backend developer của công ty mình ạ.

Bạn nên nhớ rằng thư xin việc vẫn là một văn bản trang trọng trong hồ sơ xin việc của bạn. Vì vậy, không nên viết theo kiểu như đang trò chuyện với bạn bè hoặc chat online.

Đây là đoạn văn chính để bạn có thể nhấn mạnh lại những kỹ năng và chuyên môn của bạn. Đơn xin việc sẽ giúp cho bạn có cơ hội thể hiện và bày tỏ nguyện vọng công việc của bạn rõ ràng hơn so với CV xin việc.

Tuy nhiên, bạn cần tránh kể quá dài hoặc quá chi tiết. Nhà tuyển dụng sẽ không có quá nhiều thời gian để đọc kỹ từng thư xin việc của ứng viên.

Hãy sử dụng những động từ mạnh, dùng những số liệu có thật để làm nổi bật thành tích của mình.

Sau đây là một ví dụ để bạn tham khảo cho đơn xin việc cho sinh viên mới tốt nghiệp:

Xuyên suốt 4 năm học đại học, em luôn đạt được những thành tích học tập tốt với điểm bình quân 3.0/4.0. Ngoài ra, em còn chủ động tham gia các hoạt động ngoại khóa, công việc từ thiện để gặp gỡ giao lưu và tích lũy những kinh nghiệm hoạt động tập thể.

Về mảng marketing, em may mắn được lựa chọn trong hơn 100 ứng viên vào vị trí Thực tập sinh tài năng ngành Marketing của Tập đoàn UYO vào tháng 6 năm ngoái. Trong suốt 7 tháng thực tập, em đã tự tin về những kỹ năng thực tế trong ngành như:

Đây là phần tóm tắt lại thư xin việc và nhấn mạnh lại mong muốn được làm việc của bạn cho công ty tuyển dụng.

Và hơn hết, đây cũng là phần để có lời kêu gọi. Lời kêu gọi là phần quan trọng nhất của đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường. Vì rõ ràng, mục đích của thư xin việc là để bạn có được một cuộc phỏng vấn.

Sau đây là một ví dụ để bạn tham khảo:

Cảm ơn quý công ty đã cân nhắc hồ sơ xin việc của em. Em tin rằng em là ứng viên phù hợp với vị trí công việc này và sẽ đem lại những đóng góp nhất định cho công ty. Đính kèm là CV của em bao gồm portfolio về những dự án em đã làm qua. Mong quý công ty có thể sắp xếp một buổi phỏng vấn để em có thể trình bày rõ hơn về những dự án này.

Chữ ký trong đơn xin việc bản tiếng Anh và tiếng Việt sẽ khác nhau hoàn toàn. Bạn cần lưu ý để nhớ kỹ tránh sai sót.

Với thư xin việc tiếng Việt, bạn có thể sử dụng những câu chúc như:

Kì vọng không phù hợp với thực tế

Khác với trong tưởng tượng, nhiều người bước ra thực tế đã bị "shock" vì công việc, mức lương không như mong muốn. Điều này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng, ngành học,... cũng như năng lực của bản thân ứng viên. Vậy nên thay vì mơ mộng về "việc nhẹ lương cao", hãy xem xét kĩ càng những điều kiện mình có để lựa chọn một công việc "vừa sức", đạt được những thỏa thuận phù hợp nhất.

Thiếu kinh nghiệm, kỹ năng và sự chủ động

Đối với các nhà tuyển dụng, họ sẽ đánh giá ứng viên nhiều hơn dựa trên kinh nghiệm và trải nghiệm thực tế. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, ta có thể thấy được những bạn sinh viên vô cùng năng động, vừa học vừa đi làm thêm, tham gia câu lạc bộ, hoạt động đoàn thể. Tuy nhiên lại có những trường hợp "khép kín" hơn, chỉ đi học rồi về nhà. Điều này khiến bản thân người đó trở nên thiếu hụt kinh nghiệm, kỹ năng so với các bạn đồng trang lứa. Đồng thời, sự thụ động cũng là điểm trừ khiến sinh viên dễ bỏ lỡ nhiều cơ hội quý báu trong cuộc sống.

Thêm số liệu vào đơn xin việc khi có thể

Một trong những cách để minh chứng rõ ràng nhất cho thành tựu của bạn là sử dụng những con số. Điều này có thể áp dụng luôn cho CV xin việc của bạn.

Thay vì chỉ nói rằng “Em đã đạt được những thành tích tốt trong học tập” thì bạn nên nói là “Em đã xuất sắc đạt được những thành tích tốt trong học tập với điểm bình quân 3.0/4.0”..

Nếu không có những con số để đánh giá thành tích của bạn, thư xin việc (và CV xin việc) của bạn sẽ ít gây ấn tượng hơn với nhà tuyển dụng vì họ sẽ khó mà hình dung được bạn giỏi đến mức nào.

Tránh gửi một bản thư xin việc cho tất cả công ty tuyển dụng

Đây là một sai lầm tối kị mà rất nhiều người đi xin việc luôn mắc phải. Để tăng tỷ lệ được mời phỏng vấn, bạn nên chịu khó viết đơn xin việc riêng cho từng công ty khác nhau.

Điều này sẽ giúp bạn có thể trình bày bản thân phù hợp hơn với từng vị trí công việc của các công ty. Hãy điều chỉnh cách viết cho từng lá thư xin việc để khiến tất cả nhà tuyển dụng đều thấy ấn tượng với bạn.

Một trong những cách điều chỉnh ít tốn thời gian nhất đó là bạn chỉ cần điều chỉnh tên công ty hoặc người tuyển dụng, vị trí ứng tuyển và hãy giải thích khả năng hoàn thành công việc của bạn phù hợp với mục tiêu dài hạn của công ty đó như thế nào.

Trước khi gửi cho nhà tuyển dụng, hãy đọc lại xem mọi thứ đã được điều chỉnh phù hợp với từng công ty hay chưa.