Trường Pháp Tại Việt Nam

Trường Pháp Tại Việt Nam

Tọa đàm  “Trường Pháp ở Việt Nam 1945-1975: Từ sứ mạng khai hóa đến ngoại giao văn hóa” của tác giả Nguyễn Thụy Phương Nhân dịp ra mắt tác phẩm

Tọa đàm  “Trường Pháp ở Việt Nam 1945-1975: Từ sứ mạng khai hóa đến ngoại giao văn hóa” của tác giả Nguyễn Thụy Phương Nhân dịp ra mắt tác phẩm

Văn phòng tư vấn du học Pháp (CampusFrance)

Chuyên viên của văn phòng tư vấn du học Pháp Campus France hỗ trợ hoàn toàn miễn phí cho tất cả những ai mong muốn làm hồ sơ đi du học tại Pháp :

Theo uỷ quyền của Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu Sư phạm của Pháp (CIEP). Viện Pháp tại Đà Nẵng thường xuyên tổ chức các kỳ thi  lấy các văn bằng tiếng Pháp DELF, DALF. Đây là những văn bằng tiếng Pháp duy nhất được quốc tế công nhận.

Viện Pháp tại Đà Nẵng  kết hợp với Sở ngoại vụ thành phố Đà Nẵng thường xuyên tổ chức các buổi biểu diễn âm nhạc do các nhóm nghệ sĩ Pháp thể hiện.

Viện Pháp tại Đà Nẵng phối hợp với các tổ chức Pháp ngữ tại địa phương hay của quốc tế, Câu lạc bộ tiếng Pháp, Hội hữu nghị Việt Pháp, Đại học Ngoại ngữ – ĐHĐN, để tổ chức các sự kiện nhân dịp tuần lễ hoạt động Pháp ngữ và lễ Quốc khánh Pháp.

Viện Pháp tại Đà Nẵng thường xuyên tổ chức các hoạt động sinh hoạt vui chơi cho trẻ em và sinh viên Pháp ngữ vào sáng thứ 7 hàng tuần.

Địa chỉ : 33 Trần Phú / 46 Bạch Đằng – Trong khuôn viên Thư viện Khoa học Tổng Hợp Đà Nẵng Điện thoại : (236) 3 81 82 70 Email : [email protected]

Phong trào luyện tập Pháp Luân Công ở Việt Nam xuất hiện khoảng 7 hay 8 năm sau khi phong trào này xuất hiện lần đầu tiên tại Trung Quốc vào năm 1992. Đến năm 2011, số lượng người tham gia tập luyện đã tăng hơn 1500 người[1] và tính đến năm 2016 có rất nhiều người tu luyện, rất nhiều điểm tập luyện Pháp Luân Công xuất hiện ở các công viên ở Việt Nam[2][3].

Theo RFA và Đại Kỷ Nguyên, chính phủ Việt Nam vẫn chưa ban hành thêm một văn bản công khai nào nói về quan điểm của họ đối với môn tập luyện Pháp Luân Công và những người dân Việt Nam đang luyện tập môn này. Tuy vậy, trong một văn bản lưu hành nội bộ của Bộ công an vào năm 2009 được tung lên mạng có viết: "Hoạt động tuyên truyền phát triển Pháp luân công ở Việt Nam gắn với các hoạt động tuyên truyền chống Đảng cộng sản, chính phủ Trung Quốc, ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ đối ngoại Việt Nam – Trung Quốc. Xác định Pháp luân công là một tổ chức tà đạo, chính phủ và lãnh đạo Bộ Công an chỉ đạo ngăn chặn Pháp luân công ở nước ta, tránh phức tạp với Trung Quốc và nội bộ".[4]

Tại Việt Nam, trong một buổi trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến một bài viết của BBC về Pháp Luân công ở Việt Nam, trong vai trò người phát ngôn Bộ Ngoại giao năm 2009, ông Lê Dũng trả lời: Hiện tại ở Việt Nam không có Pháp Luân công. Hoạt động rèn luyện sức khỏe của người dân được tôn trọng trên cơ sở tuân thủ luật pháp Việt Nam[5]. Tuy vậy, Việt Nam đã xử tù hai người học Pháp Luân Công vì hành vi phát sóng thông tin của Đài 'Tiếng nói Hy vọng' sang Trung Quốc khi chưa có giấy phép[6], cùng với đó Công an một số tỉnh thành tại Việt Nam cũng xử phạt hành chính một số học viên Pháp Luân Công do phân phát tài liệu tuyên truyền về Pháp Luân Công.

Tại Việt Nam, RFA cho biết nhiều cá nhân theo Pháp Luân Công cho biết hai người Việt đầu tiên tập Pháp Luân Công trong nước là Nguyễn Nam Trung ở Sài Gòn và Trần Ngọc Trí ở Hà Nội. Thông qua Internet, cả hai người biết đến bộ môn này. Khi đang theo học ở Hoa Kỳ, khoảng năm 1998, Nguyễn Nam Trung đã bắt đầu tập Pháp Luân Công. Còn vào năm 2000, Trần Ngọc Trí mới biết đến Pháp Luân Công.[7]

Báo Sài Gòn Đầu tư Tài chính (tờ báo của Đảng bộ Tp. Hồ Chí Minh) đã viết một bài khá chi tiết về cáo buộc của chính phủ Hoa Kỳ rằng Nhà nước Trung Quốc đã bao che cho việc mổ lấy nội tạng của những người tập Pháp Luân Công tại nước này, trong đó có những cáo buộc của 180 thành viên lưỡng đảng của Nghị viện Hoa Kỳ đối với hoạt động thu hoạch tạng trái phép được bao che bởi Nhà nước Trung Quốc.[8]

Báo Gia Lai (tờ báo của Đảng bộ tỉnh Gia Lai) ngược lại cho rằng Pháp Luân Công là tà đạo vào năm 2017. Bài viết được website của Đài Truyền hình Công an Nhân dân (ANTV) đăng tin lại và sau đó cả hai Báo Gia Lai, ANTV đều gỡ bài và không có thông báo chính thức nào được đưa ra cho hành động trên.[9][10] Mặc dù như vậy nội dung tái bản của bài báo vẫn còn đăng trên báo công an Thành phố Đà Nẵng[11] và Cổng thông tin điện tử Công an tỉnh Quảng Ngãi.[12]

Năm 2018, Tạp chí Văn hóa và đời sống có bài viết "Tập Pháp Luân Công chữa bệnh hiểm nghèo: Phản khoa học, phi thực tế", bài báo cho rằng đã có 2 trường quá tin vào Pháp Luân Công sẽ chữa được bách bệnh nên đã không đi chữa trị tại bệnh viện, dẫn đến hậu quả tử vong, đó là trường hợp của bà Nguyễn Thị D (khu phố Ái Sơn, phường Đông Hải, TP Thanh Hóa) bị suy thận, và ông Lê Xuân Mậu (Hậu Lộc, Thanh Hóa) bị viêm gan B[13].

Năm 2018, Mặt trận Tổ quốc thị xã Đông Hà (Quảng Trị) có bài khuyến cáo người dân cảnh giác với hoạt động của Pháp luân công, bởi giáo phái này đã có nhiều hoạt động gây rối trật tự công cộng, vi phạm pháp luật Việt Nam, tiêu biểu nhất là việc 1 nhóm học viên Pháp Luân công có kế hoạch kéo đổ tượng Lenin ở Hà Nội nhưng bất thành[14].

Tháng 5/2019, báo Công an thành phố Đà Nẵng dẫn thông tin từ báo chí Trung Quốc, trong đó xếp Pháp Luân Công nằm trong danh sách 11 tà giáo nguy hiểm nhất nước này. Chính phủ Trung Quốc cho rằng Pháp luân công đã giảng dạy những điều mê tín như "có bệnh không cần uống thuốc, chỉ kiên trì luyện tập là khỏi", đồng thời thực hiện những hành vi phá hoại an ninh, tấn công những cá nhân có ý kiến phản đối Pháp luân công, và vu cáo chính phủ Trung Quốc mổ lấy nội tạng người tập luyện Pháp luân công.[15]

Theo BBC, nhiều buổi tụ tập của những người tập Pháp Luân Công tại Việt Nam đều bị giải tán và Pháp Luân Công chưa được hoạt động hợp pháp tại Việt Nam[16].

Tính đến năm 2017, Việt Nam không có bất kỳ văn bản pháp luật nào cấm thực tập hoặc giới thiệu Pháp Luân Công,[1] và không có bất kỳ một văn bản chính thức hay luật định, hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương công khai nào nói về chủ trương đường lối của nhà nước Việt Nam đối với vấn đề Pháp Luân Công[3].

Trong tháng 8 năm 2016, các học viên tập luyện Pháp Luân Công tại công viên Thống Nhất, Hà Nội bị nhân viên bảo vệ và những người lạ mặt phá rối, không cho tập luyện.[2]

Vào lúc 5 giờ sáng Chủ Nhật ngày 02/07/2017, khoảng 40 người tập Pháp Luân Công cùng tập luyện tọa thiền tại khu vực tháp Trầm Hương, bên bờ biển thành phố Nha Trang, một nhóm công an xuất hiện yêu cầu giải tán và mời về phường làm việc.[1]

Một đoạn video lan truyền trên các trang mạng xã hội ghi lại hình ảnh những học viên tập luyện Pháp Luân Công lên tiếng từ chối lời mời của công an trong lúc họ đang tập luyện. Sau đó, 16 người tập Pháp Luân Công bị những người mặc sắc phục lẫn thường phục dùng vũ lực bắt lên xe và đưa về đồn công an phường Lộc Thọ.[1]

Theo thông tin Đài Á Châu Tự Do ghi nhận được, nhóm 16 học viên tập luyện Pháp Luân Công bị giữ cho đến tầm 3 giờ chiều cùng ngày. Công an phường Lộc Thọ thu giữ sách và điện thoại của họ; đồng thời yêu cầu họ ký vào văn bản để xin lấy lại điện thoại cá nhân. Tuy nhiên, những học viên Pháp Luân Công này đã không ký vào biên bản để nhận lại tài sản đã bị tịch thu của mình, một số người đã bị đánh đập bằng dùi cui điện, giày và bị xịt hơi cay.[1]

Ngày 11 tháng 10 năm 2011, dưới áp lực của Trung Quốc[6] hai học viên Pháp Luân Công Vũ Đức Trung và Lê Văn Thành đã bị tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên án tù ba và hai năm tù giam vì đã phát chương trình ‘Tiếng nói Hy vọng’ sang lãnh thổ Trung Quốc bằng làn sóng phát thanh ngắn hồi tháng 4 năm 2009. Cáo trạng cho rằng việc phát sóng trái phép các thông tin của các bị cáo đã xâm phạm nghiêm trọng trật tự quản lý Nhà nước về Bưu chính Viễn thông.[17]