Văn Miếu Quốc Tử Giám 4K

Văn Miếu Quốc Tử Giám 4K

Văn Miếu – Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng, phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long. Quần thể kiến trúc Văn Miếu – Quốc Tử Giám bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám và vườn Giám, mà kiến trúc chủ thể là Văn miếu (chữ Hán: 文廟) - nơi thờ Khổng Tử, và Quốc tử giám (chữ Hán: 國子監) - trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám có tường gạch vồ bao quanh, phía trong chia thành 5 lớp không gian với các kiến trúc khác nhau. Mỗi lớp không gian đó được giới hạn bởi các tường gạch có 3 cửa để thông với nhau (gồm cửa chính giữa và hai cửa phụ hai bên). Từ ngoài vào trong có các cổng lần lượt là: cổng Văn Miếu, Đại Trung, Khuê Văn các, Đại Thành và cổng Thái Học.[1] Với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước. Ngày nay, Văn Miếu – Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng là nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và còn là nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng. Đặc biệt, đây còn là nơi các sĩ tử ngày nay đến "cầu may" trước mỗi kỳ thi quan trọng.

Văn Miếu – Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng, phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long. Quần thể kiến trúc Văn Miếu – Quốc Tử Giám bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám và vườn Giám, mà kiến trúc chủ thể là Văn miếu (chữ Hán: 文廟) - nơi thờ Khổng Tử, và Quốc tử giám (chữ Hán: 國子監) - trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám có tường gạch vồ bao quanh, phía trong chia thành 5 lớp không gian với các kiến trúc khác nhau. Mỗi lớp không gian đó được giới hạn bởi các tường gạch có 3 cửa để thông với nhau (gồm cửa chính giữa và hai cửa phụ hai bên). Từ ngoài vào trong có các cổng lần lượt là: cổng Văn Miếu, Đại Trung, Khuê Văn các, Đại Thành và cổng Thái Học.[1] Với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước. Ngày nay, Văn Miếu – Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng là nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và còn là nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng. Đặc biệt, đây còn là nơi các sĩ tử ngày nay đến "cầu may" trước mỗi kỳ thi quan trọng.

Thuyết minh về Văn Miếu Quốc Tử Giám - Mẫu 5

Văn Miếu Quốc Tử Giám nằm ở trung tâm Hà Nội, là trường đại học lâu đời nhất của Việt Nam. Từ những ngày đầu tiên, ngôi trường này đã thu hút nhiều tài năng, góp phần vào sự phát triển của đất nước. Ngày nay, Văn Miếu vẫn là điểm đến phổ biến cho du khách khi đến thăm Hà Nội, nhờ vào kiến trúc độc đáo và ấn tượng.

Văn Miếu Quốc Tử Giám đã trải qua nhiều biến cố của lịch sử, nhưng vẫn giữ được nét đẹp truyền thống của dân tộc Hà Nội. Đó là một giá trị tinh thần cao quý đã được bảo tồn qua hàng trăm năm. Văn Miếu nằm ở phía Nam của kinh thành Thăng Long thời Lí, hoạt động từ năm 1076 đến 1820, đào tạo ra nhiều nhân tài cho đất nước.

Văn Miếu bao gồm hai phần chính là Văn Miếu thờ Khổng Tử, nơi tôn vinh các triết gia và Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy đầu tiên của trường. Dù qua bao biến cố, Văn Miếu vẫn giữ được vẻ đẹp cổ kính.

Ban đầu, Văn Miếu là nơi học của các hoàng tử, sau đó mở rộng ra cho các tài năng trong cả nước. Với diện tích 54.331 m2, bao gồm Hồ Văn, vườn Giám và nội tự được bao quanh bằng tường gạch vồ, Văn Miếu với những kiến trúc cổ kính là biểu tượng của sự thăng trầm của dân tộc qua các thời kỳ lịch sử.

Khi tiến vào khu Văn Miếu, du khách sẽ đến được cổng chính, trên cổng chính có chữ Văn Miếu Môn. Bên ngoài cổng có hai con rồng đá thời Lê, bên trong là rồng đá thời Nguyễn. Khu thứ hai là Khuê Văn Các được xây dựng vào năm 1805 với 2 tầng, 8 mái rộng lớn. Đây là nơi tổ chức bình các bài thơ và văn hay của sĩ tử thời xưa. Khu thứ ba là từ gác Khuê Văn đến Đại Thành Môn, ở giữa có một hồ vuông gọi là Thiên Quang Tĩnh. Ở hai bên hồ là nơi lưu giữ 82 bia tiến sĩ với tên, quê quán, chức danh của những người nổi tiếng như Ngô Thì Nhậm, Lê Quý Đôn...

Cuối sân là nhà Đại bái và hậu cung; có những hiện vật quý hiếm được lưu truyền từ bao đời như chuông Bích Ung do Nguyễn Nghiêm đúc vào năm 1768. Đây là chiếc chuông lớn, có giá trị lịch sử và văn hóa lâu đời. Tấm khánh mặt trong có hai chữ Thọ Xương, mặt ngoài khắc bài mình biết theo kiểu chữ lệ nói về công dụng loại nhạc cụ này. Khu thứ 5 là Trường Quốc Tử Giám. Ở đây là nơi dạy học, tuyển chọn người tài, đỗ đạt cao giúp cho vua nâng cao trí thức. Có rất nhiều người từ ngôi trường này đã gây nên tiếng vang lớn cho đến ngày nay như Chu Văn An, Bùi Quốc Khải...

Văn Miếu Quốc Tử Giám được xây dựng chủ yếu từ gỗ lim, gạch đất nung, ngói mũi hàng mang nét nghệ thuật của triều Lê và Nguyễn. Những nét kiến trúc độc đáo ấy được xây dựng khéo léo bởi những bàn tay tài hoa.

Cho đến ngày nay, Văn Miếu Quốc Tử Giám vẫn là điểm đến của nhiều du khách, không chỉ nhớ về cội nguồn mà còn để khấn bái và tìm hiểu lịch sử của cha ông. Nơi đây cũng là tâm điểm của Hà Nội, của thủ đô nghìn năm văn hiến.

Thuyết minh về Văn Miếu Quốc Tử Giám - Mẫu 6

Gắn liền với chiều dài ngàn năm văn hiến của thu đô Hà Nội, ta không thể không nhắc đến Văn Miếu – Quốc Tử Giám – trường đại học đầu tiên của nước ta, là biểu tượng cho truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam ta.

Văn Miếu – Quốc Tử Giám được xây dựng vào thế kỷ 11 dưới thời Lý, nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long. Suốt hơn 800 năm, Văn Miếu- Quốc Tử Giám đã đào tạo ra nhiều nhân tài cho từng thời đại, người đỗ Tiến sĩ qua các khoa thi thời Lê sơ, thời Mạc và thời Lê Trung Hưng được dựng bia để tôn vinh các bậc hiền tài theo quan điểm Hiền tài là nguyên khí quốc gia.

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, hiện nay Văn Miếu- Quốc Tử Giám đã có nhiều thay đổi về mặt kiến trúc so với thời nhà Lý với lối kiến trúc phương Đông, ảnh hưởng đậm nét bởi Nho giáo và Phật giáo. Nơi đây nằm giữa bốn dãy phố cổng chính là phố Quốc Tử Giám (phía Nam), phía Bắc là phố Nguyễn Thái Học, phía Tây là phố Tôn Đức Thắng, phía Đông là phố Văn Miếu. Văn miếu bao gồm hai di tích chính là Văn Miếu thờ Khổng Tử, các bậc hiền triết và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy đầu tiên của trường học.

Ban đầu nơi đây chỉ dành cho con vua và các bậc đại quyền quý, sau đã được mở rộng cho người ở cả nước. Toàn bộ kiến trúc Văn Miếu hiện nay đều là kiến trúc thời đầu nhà Nguyễn, khuôn viên được bao bọc bởi bốn bức tường xây bằng gạch vồ từ thời Hậu Lê. Hiện nay, quần thể kiến trúc Văn Miếu – Quốc Tử Giám được chia làm ba khu vực chính: Văn hồ, vườn Giám và khu nội tự. Hồ Văn nằm đối diện với cổng chính của Quốc Tử Giám, đây là một hồ nước trong, quanh bờ cây cối râm mát tạo cho hồ một không khí mát mẻ, thư thái để giải tỏa căng thẳng sau những ngày làm việc, học tập mệt mỏi.

Khu nội tự của Văn Miếu – Quốc Tử Giám được ngăn cách với Vườn Giám và không gian bên ngoài bởi bức tường gạch vồ, được chia làm năm lớp, mỗi lớp được giới hạn bằng tường gạch và các cửa thông nhau: một cửa chính giữa và hai cửa phụ hai bên với các kiến trúc chủ thể là: cổng Văn Miếu, cổng Đại Trung, Khuê Văn các, cổng Đại Thành, khu điện thờ, cổng Thái Học và kết thúc là khu Thái Học.

Trước khi khám phá kiến trúc bên trong Văn Miếu – Quốc Tử Giám, ta phải bước qua Văn Miếu môn, tức cổng tam quan ngoài cùng, cổng có ba cửa, cửa giữa cao to và xây 2 tầng. Từ Văn Miếu môn vào là khu Nhập Đạo với ba cửa chính theo thứ tự từ trái sang phải là Đại Trung, Thành Đức và Đại Tài.

Tiếp đến là Khuê Văn các với kiến trúc một lầu vuông tám mái, bao gồm bốn mái thượng và bốn mái hạ, cao gần chín thước được xây dựng dưới thời Nguyễn, là nơi khi xưa dùng để họp bình các bài văn hay của các sĩ tử đỗ kỳ thi hội. Khu tiếp theo là giếng Thiên Quang và hai vườn bia Tiến sĩ, nơi đây có 82 tấm bia Tiến sĩ hình con rùa bằng đá xanh theo quan niệm của ông cha ta rùa chính là thần Kim Quy biểu tượng cho tinh thần, sức mạnh, sự đùm bọc đoàn kết của dân tộc. Kế tiếp khu tiến sĩ và giếng Thiên Quang là Đại Thành môn với kiến trúc ba gian và hai hàng cột hiên trước sau và một hàng cột giữa.

Qua Đại Thành môn là đến khu điện thờ, đây là khu vực chính của di tích Quốc Tử Giám, là nơi thờ Khổng Tử, Chu Công, Tứ Phối, Thất thập nhị hiền v.v… và cũng là nơi giảng dạy của trường giám thời xưa. Khu Khải Thánh hay còn gọi là khu Thái học là khu sau cùng của di tích, không chỉ là nơi thờ cha mẹ của Khổng Tử mà còn là nơi rèn đúc nhân tài cho nhiều triều đại.

Nhà Tiền Đường, Hậu Đường là công trình mới nằm trong công trình trùng tu khu Thái Học trong đó Tiền Đường là nơi trưng bày truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo ngày nay, đồng thời cũng là nơi tổ chức các cuộc hội thảo khoa học, văn hoá nghệ thuật dân tộc, Hậu Đường là nơi tôn vinh vị danh sư Chu Văn An, tôn vinh nền giáo dục Nho học Việt Nam và tôn vinh những người đã có công xây dựng Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

Không chỉ có ý nghĩa khuyến khích hiền tài giúp nước mà Văn Miếu – Quốc Tử Giám còn là biểu tượng lưu dấu quá trình hình thành và phát triển của tầng lớp trí thức Nho học Việt Nam, những người đã tiếp thu và phát huy xuất sắc tinh hoa của các nền văn minh phương Đông để sáng tạo ra cả kho tàng văn hiến Hán Nôm giàu đậm tinh thần yêu nước và bản sắc dân tộc, nơi đây gắn liền với nhiều nét mộc mạc của thời đại phong kiến, chứa đựng tinh hoa văn hóa qua các triều đại, đóng vai trò sử đá của nền giáo dục khoa cử Việt Nam.

Tuy có không ít sự đổi thay nhưng Văn Miếu – Quốc Tử Giám vẫn giữ nguyên được những nét đẹp truyền thống. Nơi đây mỗi độ tết đến xuân về, hình ảnh cổ xưa lại hiện về qua hình ảnh những ông đồ già với hoạt động xin chữ đầu năm _ nét văn hóa của người Hà Nội. Với những giá trị lịch sử và văn hóa như vậy, Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã trở thành niềm tự hào của người dân thủ đô nói chung và người Việt Nam nói riêng.