Cơ sở II là đơn vị thuộc Trường Đại học Ngoại thương, được thành lập theo Quyết định số 1485/GD-ĐT ngày 16 tháng 7 năm 1993 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cơ sở II có chức năng tham mưu và giúp Hiệu trưởng trong việc xây dựng kế hoạch, quản lý, tổ chức thực hiện các công tác: tổ chức, nhân sự, hành chính, tổng hợp, đào tạo, quản lý người học, công tác chính trị - tư tưởng, quản lý tài chính, tài sản, triển khai hoạt động khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, khảo thí, đảm bảo chất lượng, truyền thông và quan hệ đối ngoại, thông tin, thư viện và hoạt động vì cộng đồng tại Cơ sở II.Cơ cấu tổ chức của Cơ sở II hiện nay gồm có: Ban Giám đốc; 11 Ban chức năng; 05 Bộ môn chuyên môn; tổ chức Đảng - Đoàn thể; các Trung tâm.Ban Giám đốc:Giám đốc: PGS, TS Nguyễn Xuân MinhPhó Giám đốc: PGS, TS Nguyễn Thị Thu Hà; ThS Phạm Thu Thủy; PGS, TS Trần Quốc TrungTổng số viên chức 184 người gồm: 03 Phó Giáo sư; 26 Tiến sĩ; 114 Thạc sĩ; 35 Cử nhân và 06 trình độ khác.Trải qua gần 30 năm phát triển, Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương tại TP. Hồ Chí Minh đã không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và các dịch vụ khác nhằm góp phần hướng tới mục tiêu của Nhà trường trở thành một trường đại học theo định hướng nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực kinh tế, quản trị kinh doanh, kinh doanh quốc tế, tài chính - ngân hàng, kế toán, truyền thông Marketing tích hợp (IMC), Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng,…; sáng tạo, chuyển giao tri thức khoa học đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phát triển năng lực học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện kỹ năng làm việc trong môi trường quốc tế hiện đại.Về công tác đào tạoTừ quy mô ban đầu chỉ đào tạo Chuyên ngành Kinh tế đối ngoại với quy mô khoảng 300 sinh viên/năm, đến nay, Cơ sở II tuyển sinh đào tạo 06 chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại, Quản trị kinh doanh quốc tế, Tài chính quốc tế, Kế toán kiểm toán, Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng, Truyền thông Marketing tích hợp với tổng quy mô khoảng 950 sinh viên/năm bao gồm cả chương trình chuẩn, chương trình đào tạo chất lượng cao và chương trình định hướng nghề nghiệp quốc tế. Tính đến hiện tại, Cơ sở II đang quản lý khoảng 4000 sinh viên, học viên các chuyên ngành và đã đào tạo khoảng 17.000 cử nhân và 700 thạc sĩ, phục vụ nguồn nhân lực cho các địa phương khu vực phía Nam, được xã hội đánh giá cao.Về công tác đào tạo quốc tếĐược thành lập theo Quyết định số 571/QĐ-ĐHNT ngày 01/05/2011 của Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương, tập thể Ban Đào tạo Quốc tế luôn đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, từng bước phát triển và mở rộng thêm nhiều chương trình đào tạo hợp tác với các trường đại học uy tín trên thế giới, nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng người học và đưa môi trường giáo dục quốc tế đến với Việt Nam. Từ chương trình đào tạo quốc tế đầu tiên (năm 2009) – Thạc sỹ Quản lý Dự án – liên kết với Trường ĐH Nantes (Pháp), đến nay Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương tại TPHCM đã triển khai hơn 15 chương trình liên kết đào tạo, hợp tác với nhiều đại học uy tín, danh tiếng trên thế giới: Đại học Bedfordshire (Vương Quốc Anh), Đại học Sunderland (Vương Quốc Anh), Đại học Northampton (Vương Quốc Anh), Đại học New Brunswick (Canada), Đại học Angelo State (Hoa Kỳ), Đại học Minh Truyền (Đài Loan) … Quy mô đào tạo các chương trình đào tạo quốc tế tại Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương tại TPHCM đạt khoảng 738 sinh viên/năm, với 08 chương trình liên kết đào tạo hệ cử nhân và thạc sỹ. Các chương trình được triển khai theo hướng mở, linh hoạt, quốc tế hoá và cá nhân hoá lộ trình học tập của người học. Sinh viên được học tập với đội ngũ giảng viên nước ngoài và giảng viên Việt Nam giàu kinh nghiệm, ngôn ngữ giảng dạy 100% tiếng Anh đồng thời được tiếp cận với các doanh nghiệp, tập đoàn đa quốc gia thông qua các chuyến tham quan thực tế và các chuyên đề trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế, tài chính, quản trị … Cơ sở II luôn chú trọng đổi mới các phương thức tìm kiếm, thu hút những thí sinh giỏi, phù hợp với các chuyên ngành, có khát vọng, mong muốn được học tập, nghiên cứu và phát triển bản thân.Đặc biệt, Cơ sở II không ngừng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, số hoá, tiến tới chuyển đổi số mạnh mẽ trong hoạt động tuyển sinh và đào tạo các chương trình liên kết quốc tế, qua đó giới thiệu các chương trình đào tạo nhanh chóng, chính xác tới các thí sinh, phụ huynh. Tỷ lệ sinh viên có việc làm 1 năm sau khi tốt nghiệp luôn ở mức cao, đạt khoảng 94%. Các sinh viên, học viên tốt nghiệp hiện giữ vị trí quan trọng trong các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước, góp phần cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển đất nước.Các chương trình ĐTQT luôn chú trọng tạo lập một môi trường rèn luyện và học tập cho sinh viên, nuôi dưỡng và phát triển tiềm năng, gắn kết với thực tiễn giúp cho người học phát triển tối đa năng lực cá nhân, năng lực thích ứng và đổi mới sáng tạo. Sinh viên được tham gia các câu lạc bộ học thuật, công trình NCKH, dự án khởi nghiệp, giao lưu văn hóa tại trụ sở chính Hà Nội, nhận được nhiều lợi ích gia tăng từ Quỹ học bổng “Khác biệt để dẫn đầu”, Quỹ học bổng "Đổi mới sáng tạo" dành riêng cho sinh viên Đào tạo quốc tế, cũng như trải nghiệm hệ sinh thái hỗ trợ, chăm sóc người học toàn diện, đa dạng và thú vị….Cơ sở II đã vinh dự đón nhận Giấy khen của Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương khen thưởng tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác tuyển sinh và đào tạo thích ứng với bối cảnh Covid-19 theo Quyết định số 2513/QĐ-ĐHNT ngày 11/10/2021. Có thể khẳng định, uy tín và thương hiệu của các chương trình Đào tạo quốc tế Ngoại thương ngày càng được lan toả và phát triển bền vững góp phần thực hiện sứ mệnh đào tạo công dân toàn cầu, mục tiêu khuyến học, khuyến tài và trách nhiệm xã hội của Nhà trường.Về nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế- Tổ chức thành công 02 Hội thảo khoa học cấp Trường;- Đề tài khoa học và công nghệ cấp Cơ sở đã nghiệm thu: 02 Đề tài với Doanh nghiệp, 05 đề tài cấp cơ sở;- Đề tài khoa học và công nghệ cấp Cơ sở đang thực hiện: 02 Đề tài với Doanh nghiệp, 14 đề tài cấp cơ sở;- Phối hợp với các Phòng, Khoa, Viện tại Trụ sở chính Hà Nội để thông báo cho viên chức và sinh viên tại Cơ sở II tham gia các tọa đàm, hội nghị, hội thảo: 166 lượt giảng viên và 3.245 lượt sinh viên đăng ký tham gia;- Chuyên đề nghiên cứu khoa học dành cho sinh viên: 04;- Tổ chức thành công cuộc thi SVNCKH Trường ĐHNT năm 2021 cấp cơ sở tại Cơ sở II;- Phát động CB-GV tham gia viết bài phục vụ Hội nghị khoa học sinh viên 2021;- Tổ chức đăng ký đi thực tế cho toàn thể GV, tổ chức báo cáo kết quả đi thực tế;- Thành tích đạt được của sinh viên: Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp Trường 03 giải Nhất, 06 giải Nhì, 04 giải Ba, 12 giải khuyến khích. Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp Bộ: 03 đề tài gửi dự thi. Sinh viên nghiên cứu khoa học Eureka: 12 đề tài gửi dự thi;- Số lượng bài viết đăng trên tạp chí quốc tế: 20 bài;- Số lượng bài viết đăng trên tạp chí trong nước: 26 bài;- Lập kế hoạch hoạt động nghiên cứu khoa học năm học 2021-2022;- Triển khai kế hoạch đi thực tế cho GV năm học 2021-2022.Về hợp tác quốc tế- Tổ chức làm việc và kết nối với 08 tổ chức giáo dục và các trường đại học quốc tế để tìm kiếm cơ hội hợp tác và ký 01 thỏa thuận hợp tác MOA/ MOU.- Triển khai tổ chức 02 chương trình trao đổi sinh viên ngắn hạn với tổ chức giáo dục quốc tế Asiabroad (Phần Lan);- Tổ chức 01 chương trình trao đổi sinh viên theo triển khai của Phòng HTQT Cơ sở HN, học kỳ mùa Xuân 2021 -2022, có 41 sinh viên quan tâm đăng ký tham gia trao đổi, 11 sinh viên đang làm thủ tục đi trao đổi;- Phối hợp với Tổ chức REI tổ chức 01 đợt học trực tuyến cho sinh viên tham gia chương trình Năng lực Quản lý Ứng dụng – AMCC, tổng cộng 05 chuyên đề với 09 buổi, cấp chứng chỉ hoàn thành chương trình cho 16 sinh viên.- Triển khai 02 chương trình học bổng cho sinh viên.- Tổ chức 05 chuyên đề nâng cao năng lực hợp tác quốc tế cho sinh viên CSII.- Phối hợp với Tổ chức REI tổ chức 05 chuyên đề báo cáo viên từ tổ chức REI với tổng cộng 969 sinh viên tham gia.Về đảm bảo chất lượngCơ sở II đã thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao về công tác đảm bảo chất lượng (ĐBCL) và phối hợp chặt chẽ với Trung tâm KT&ĐBCL triển khai các công tác về ĐBCL theo yêu cầu của Nhà trường như: Khảo sát chất lượng giảng dạy của giảng viên, tình hình việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp, mức độ đáp ứng của Thư viện,…; tham gia kiểm định các chương trình đào tạo của Nhà trường theo tiêu chuẩn AUN-QA và Bộ GD&ĐT; phối hợp tổ chức 02 đợt khảo sát sơ bộ và chính thức đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục trường Đại học Ngoại thương (chu kỳ 2).Bên cạnh đó, Cơ sở II triển khai khảo sát ý kiến sinh viên chương trình ĐTQT về hoạt động đào tạo tại Cơ sở II, triển khai kế hoạch chuẩn bị tự đánh giá chương trình đào tạo Truyền thông Marketing tích hợp (IMC) theo tiêu chuẩn AUN-QA tại Cơ sở II. Nhằm nâng cao năng lực chuyên môn của viên chức về công tác ĐBCL, Cơ sở II thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn về công tác đảm bảo chất lượng và cử viên chức tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng: Khóa đào tạo kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp; Tập huấn về triển khai tự đánh giá cấp chương trình đào tạo theo Bộ tiêu chuẩn AUN-QA, phiên bản 4.0 do Trung tâm Khảo thí và Đánh giá Chất lượng đào tạo tổ chức,….Đồng thời, Cơ sở II đã xây dựng kế hoạch về công tác ĐBCL phù hợp với với nội dung chiến lược của Nhà trường. Các đơn vị chức năng thường xuyên rà soát, tham mưu cho Ban Giám đốc ban hành các hướng dẫn, quy trình quản lý chất lượng,… theo quy định của Nhà trường và phù hợp với đặc thù của Cơ sở II.Về cơ sở vật chất, trang thiết bịTừ khi thành lập đến nay, Cơ sở II đã không ngừng đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất ngày một hoàn thiện để phục vụ tốt hơn nhu cầu giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học…Tọa lạc tại số 15, đường D5, phường 25, quận Bình Thạnh, Cơ sở II trường Đại học Ngoại thương tại Tp. Hồ Chí Minh được xây dựng gồm 2 dãy nhà, 6 tầng lầu với hệ thống phòng học, phòng chức năng và khuôn viên được thiết kế một cách tối ưu nhất. Hệ thống phòng học tại Cơ sở II được thiết kế thoáng đãng, với các trang thiết bị hiện đại bao gồm: máy chiếu, máy lạnh, hệ thống ánh sáng đạt tiêu chuẩn. Thư viện, hệ thống wifi tại Cơ sở II cũng không ngừng được cải tiến, bổ sung nhằm đem lại lợi ích gia tăng tốt nhất cho viên chức, người học. Hội trường Cơ sở II với sức chứa hơn 200 người tham dự, hệ thống âm thanh ánh sáng hiện đại là nơi diễn ra nhiều sự kiện, hội thảo quan trọng của Cơ sở II. Bên cạnh đó, Cơ sở II cũng trang bị phòng tập gym, phòng tập yoga với đầy đủ trang thiết bị cho viên chức, người học nâng cao sức khoẻ sau những giờ học, giờ làm việc căng thẳng. Từng khuôn viên, dãy hành lang tại Cơ sở II đều được tận dụng và bố trí một cách tối ưu nhất, vừa đem lại hiệu quả thẩm mỹ, vừa giúp viên chức, sinh viên có thêm các không gian tự học, nghỉ ngơi, thảo luận nhóm…Trong thời gian tới, Cơ sở II tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị tốt hơn nữa, với việc triển khai xây dựng tòa nhà mới cùng các trang thiết bị hiện đại để đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu, sinh hoạt ngoại khóa của sinh viên và mở rộng quy mô đào tạo.Về hoạt động hỗ trợ người họcBan Công tác Chính trị và Sinh viên (Ban CTCT&SV) được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 01/4/2009 theo Quyết định số 245/QĐ-ĐHNT-TCHC ngày 10/3/2009 của Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương. Trải qua 13 năm hình thành và phát triển, Ban CTCT&SV không ngừng đổi mới, lấy phương châm đặt người học là vị trí trung tâm, từ đó trở thành đơn vị tham mưu có hiệu quả trong việc thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, quản lý và triển khai các hoạt động hỗ trợ sinh viên.Với phương châm “Khác biệt để dẫn đầu”, trong những gần đây, các hoạt động hỗ trợ người học được Cơ sở II chú trọng và đẩy mạnh thực hiện một cách sáng tạo, có hiệu quả nhằm mang lại những giá trị lợi ích gia tăng cho người học. Một số hoạt động tiêu biểu:1. Chuỗi hoạt động We, the IcebreakersĐây là chuỗi các hoạt động nhằm hỗ trợ sinh viên năm thứ nhất phá bỏ trở ngại, vượt qua khó khăn trong thời gian đầu chuyển đổi từ môi trường học tập phổ thông sang môi trường học tập đại học, gồm 03 phần:- Phần 1 và 2: Là cơ hội để tân sinh viên kết nối với nhau thông qua một dự án làm chung và tạo ra sản phẩm cuối cùng, đồng thời sinh viên sẽ được hỗ trợ bởi người dẫn đường là các giảng viên Cơ sở II và người đồng hành là sinh viên các khóa trước.- Phần 3: Bao gồm một chuỗi các hoạt động theo từng chủ đề với mục tiêu hỗ trợ sinh viên nắm bắt và vượt qua những khó khăn mà sinh viên năm nhất thường gặp phải, nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới, phong cách học tập mới.2. Hoạt động Tư vấn tâm lý cho sinh viên- Hoạt động kết nối các chuyên gia tâm lý với sinh viên nhằm tư vấn tăng cường khả năng ứng phó, giải quyết vấn đề phát sinh; kỹ năng, phương pháp học tập hiệu quả; nâng cao kỹ năng mềm, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm; giải đáp những thắc mắc của sinh viên.- Có 02 hình thức tư vấn: 1-1 và 1-1 nhóm.3. Dự án hỗ trợ người học SMI (Sharing – Mentoring – Inspiring)- Dự án hỗ trợ người học SMI (Sharing – Mentoring – Inspiring) là một dự án kết nối giữa các chuyên gia là giảng viên, cựu sinh viên, học viên và các doanh nghiệp… với các bạn sinh viên của Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương. Thông qua dự án, các chuyên gia sẽ hỗ trợ tư vấn, định hướng nghề nghiệp, lộ trình học tập và giúp các bạn sinh viên phát triển về học thuật, chuyên môn, những kỹ năng mềm cần thiết cho cuộc sống, công việc. Giúp các bạn sinh viên phát triển toàn diện mọi lĩnh vực, vững chuyên môn, mạnh kỹ năng.- Các hình thức của dự án:+ Chuỗi tư vấn mentoring chuyên sâu theo mô hình 1 mentor – 1 mentee, 1 mentor – 1 nhóm mentee nhằm giải đáp thắc mắc, tư vấn và đưa ra những định hướng, lộ trình học tập, rèn luyện và phát triển bản thân cho sinh viên.+ Các buổi tư vấn chuyên sâu, talkshow chuyên ngành hàng tháng/ hàng quý với các chủ đề: Logistics, Data analysis, Trade marketing, Start up,… + Các buổi tư vấn phát triển kỹ năng như: kỹ năng quản trị cảm xúc, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề… + Các khóa học ngắn về phát triển bản thân, định hướng nghề nghiệp cho sinh viên.4. Hệ thống chatbox “Hỗ trợ người học”Hệ thống triển khai nhằm nắm bắt các ý kiến, đề xuất của sinh viên, học viên về chất lượng giảng dạy, đào tạo, cơ sở vật chất và các công tác khác tại Cơ sở II, cũng như những vướng mắc, khó khăn của sinh viên, học viên trong học tập, rèn luyện, sinh hoạt, tăng cường kênh tiếp nhận và xử lý thông tin.5. Mô hình hỗ trợ thủ tục hành chính cho người học “Just One Stop”- Mô hình hỗ trợ người học xử lý các quy trình, thủ tục liên quan đến quá trình đào tạo, học tập, rèn luyện tại Cơ sở II một cách thuận tiện, hiệu quả chỉ tại một đơn vị đầu mối tiếp nhận xử lý và trả kết quả theo yêu cầu của sinh viên. - Giúp người học được hỗ trợ giải quyết các thủ tục, giấy tờ nhanh chóng, hiệu quả, không phải liên hệ nhiều đơn vị khác nhau.6. Các chính sách khác: Chính sách hỗ trợ của nhà nước (chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập); Chính sách hỗ trợ của nhà trường (học bổng khuyến khích học tập, hỗ trợ sinh viên ốm đau, bệnh tật, hỗ trợ sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, hỗ trợ sinh viên trong giai đoạn dịch bệnh covid-19…) hàng năm.Thực hiện chiến lược phát triển Trường Đại học Ngoại thương giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2040, trong giai đoạn tiếp theo, Ban CTCT&SV sẽ tiếp tục phát triển và không ngừng nâng cao các hoạt động đổi mới sáng tạo, góp phần vào việc nâng cao hiệu quả, chất lượng tổ chức và ngày càng đa dạng hoá các hoạt động hỗ trợ sinh viên cũng như các hoạt động mang giá trị lợi ích gia tăng cho người học, tiến tới xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ người học phát triển toàn diện.Về công tác thư viện:Năm 2008, Ban Thông tin - Khảo thí - Thư viện được thành lập, trong đó, Thư viện Cơ sở II là một bộ phận của Ban với cơ sở ban đầu là một thư viện số, ứng dụng công nghệ hiện đại trong các hoạt động hỗ trợ, phục vụ. Đến năm 2013, bộ phận Thông tin - Thư viện và bộ phận Khảo thí được tách ra và phát triển thành hai Ban riêng biệt. Năm 2021, Thư viện được thành lập theo Quyết định số 2592/QĐ-ĐHNT ngày 18/10/2021 với tên chính thức là Ban Thư viện.Đến nay, Thư viện đã hoàn thiện mô hình thư viện số và đang trong giai đoạn bước đầu chuyển tiếp lên thư viện thông minh, phát triển nhiều tiện ích để đáp ứng các nhu cầu đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng tại Cơ sở II. Thư viện có tổng diện tích 670 m2 với nhiều phân khu chức năng để hỗ trợ nghiên cứu, giảng dạy và học tập tốt nhất cho viên chức và người học, bao gồm: phòng đọc, phòng mượn, khu vực tự học, khu vực tra cứu, kho tài liệu và phòng xử lý nghiệp vụ,.. 1. Nguồn học liệuNguồn học liệu tại Thư viện liên tục được cập nhật, bổ sung, chú trọng vào xây dựng các bộ sưu tập chuyên ngành kinh tế với nhiều loại hình bao gồm bản in ấn và cả bản điện tử.Tài liệu in ấn:- Sách in: 16.821 bản sách- Báo, tạp chí: 14 nhan đề- Luận văn, khóa luận tốt nghiệp: 1.494 nhan đềTài liệu số:- eBooks: 518 nhan đề- Luận văn, khóa luận điện tử: 879 nhan đề- CSDL: 24 CSDL với hơn 150 triệu tài liệu điện tử.Ngoài ra, Thư viện còn khai thác và giới thiệu, hỗ trợ sử dụng nhiều cơ sở dữ liệu truy cập mở của các tổ chức học thuật uy tín hàng đầu thế giới.2. Tiện ích, hỗ trợĐể hỗ trợ viên chức và người học khai thác tối đa các nguồn lực cho nghiên cứu, giảng dạy và học tập, Thư viện tổ chức mở cửa phục vụ trong khung thời gian 7:00 - 17:00 (không nghỉ trưa) từ thứ 2 – thứ 6 và mở thêm từ 8:00 - 12:00 vào thứ 7 hàng tuần. Các tiện ích, hoạt động hỗ trợ cũng được chú trọng:- Lưu thông tài liệu: mượn, trả, gia hạn thời gian mượn;- Tiện ích tham khảo trực tiếp và trực tuyến;- Bổ sung tài liệu theo yêu cầu;- Thông báo tài liệu mới;- Hỗ trợ nghiên cứu;- Xây dựng thư mục/danh mục tài liệu theo yêu cầu;- Hướng dẫn, đào tạo kỹ năng thông tin.Đặc biệt, hoạt động tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ phòng tránh đạo văn bằng phần mềm Turnitin nhận được nhiều sự quan tâm từ các độc giả trong và cả ngoài trường.Về công tác kế hoạch và tài chínhCơ sở II luôn chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động và dự toán ngân sách hàng năm đúng quy định của Nhà nước và Nhà trường trên cơ sở đề xuất của các đơn vị, được thảo luận công khai, nguồn tài chính được phân bổ và sử dụng một cách hợp lý.Thông qua việc đẩy mạnh công tác tuyển sinh, Cơ sở II tạo nguồn tài chính hợp pháp từ các khoản thu nhằm đảm bảo ổn định chi thường xuyên và nguồn kinh phí tích lũy để phục vụ công tác đầu tư phát triển của Nhà trường. Công tác thu học phí và các khoản thu khác được hạch toán ghi chép đầy đủ vào sổ sách kế toán, đúng quy định của Nhà nước, Nhà trường.Hàng năm, Cơ sở II luôn thực hiện có hiệu quả công tác chi thường xuyên cũng như các khoản chi học bổng, khen thưởng, hỗ trợ sinh viên và công tác quyết toán, báo cáo công khai tài chính theo quy định hiện hành của Nhà nước, Nhà trường.Về công tác Truyền thông và Quan hệ Đối ngoạiCông tác truyền thông và quan hệ doanh nghiệp tại Cơ sở II luôn được chú trọng và đã được đẩy mạnh, kết nối chặt chẽ hơn kể từ khi thành lập Ban TT&QHĐN (12/2017). Về công tác truyền thông: Cơ sở II không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các kênh truyền thông, đảm bảo nội dung thông tin nhanh chóng, cập nhật, đa dạng và thu hút, nhằm bắt kịp xu hướng truyền thông hiện đại trong thời đại công nghệ số. Bên cạnh đó, Cơ sở II xây dựng và duy trì mối liên hệ thường xuyên với các cơ quan báo chí uy tín (Báo Tuổi trẻ, Báo Thanh Niên, HTV, VOH, Báo Giáo dục,..) để truyền thông rộng rãi cho các sự kiện tại đơn vị, góp phần tăng uy tín và lan tỏa thương hiệu Trường Đại học Ngoại thương trong cộng đồngVề công tác quan hệ doanh nghiệp: Với định hướng tiên phong trong đổi mới sáng tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao tri thức, trong suốt chặng đường phát triển, Cơ sở II đặc biệt quan tâm đến hoạt động kết nối với các tổ chức, doanh nghiệp, mở rộng mạng lưới hợp tác nhằm đem lại những lợi ích thiết thực nhất cho người học, cho đối tác và cộng đồng. Cơ sở II đã ký thỏa thuận hợp tác với nhiều tổ chức, doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong và ngoài nước: Viện kế toán công chứng Anh và xứ Wales ICAEW - KPMG; Suntory PepsiCo VN; Bảo hiểm nhân thọ Generali Việt Nam; Quỹ học bổng Vietseeds; Ngân hàng Techcombank,...Chương trình hợp tác được triển khai sâu rộng thông qua nhiều lĩnh vực như đào tạo – nghiên cứu khoa học, tư vấn – chuyển giao tri thức, phát triển nguồn lực, hỗ trợ sinh viên, truyền thông.Khẳng định vị thế là một trong những cơ sở giáo dục đại học uy tín hàng đầu tại các tỉnh thành phía Nam, Cơ sở II được rất nhiều tổ chức, doanh nghiệp đánh giá cao và xây dựng quan hệ hợp tác. Đặc biệt, từ năm 2022, Cơ sở II bắt đầu tuyển sinh chuyên ngành đào tạo Truyền thông Marketing tích hợp (IMC)với sự hợp tác và đồng hành của nhiều tổ chức, doanh nghiệp, chuyên gia uy tín: Hiệp hội quảng cáo Việt Nam – VAA; Hiệp hội Tiếp thị Di động Toàn cầu – MMA Global; Công ty bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam; Công ty Cổ phần đào tạo AIM Academy; Công ty Cổ phần Café Ông Bầu; Garena Viet Nam; Công ty Tư vấn và truyền thông 5S; Công ty TNHH ELSA; Công ty Cổ phần The Blue Ocean.Song song với việc tổ chức cho sinh viên Cơ sở II tham gia nhiều chuyến đi tham quan thực tế tại doanh nghiệp, Ban TT&QHĐN cũng đồng hành và hỗ trợ sinh viên trong nhiều hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và tổ chức thành công nhiều hội thảo, sự kiện dành cho sinh viên. Một số sự kiện tiêu biểu do Ban TT&QHĐN đã tổ chức thành công bao gồm: Lễ ra mắt mạng lưới doanh nghiệp và tổ chức bảo trợ chuyên môn chương trình đào tạo Truyền thông marketing tích hợp IMC, Lễ ra mắt nhóm chuyên gia hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp BST,... đồng thời Ban TT&QHĐN luôn không ngừng nỗ lực kết nối với các nhà tài trợ và mang về nhiều cơ hội học bổng giá trị cho sinh viên Cơ sở II hàng năm như học bổng của Công ty Cổ phần Acecook, học bổng Thắp sáng tương lai (Lighting up your future) do Deloitte Việt Nam và ACCA Việt Nam đồng sáng lập.Ban Công tác Đảng - Đoàn thểBan Công tác Đảng – Đoàn thể được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 21/01/2021 theo Quyết định số 146/QĐ-ĐHNT ngày 21 tháng 01 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương, trên cơ sở tách ra từ Ban Tổ chức – Hành chính thuộc Cơ sở II. Ban CTĐ-ĐT là đơn vị thuộc Cơ sở II, đầu mối sinh hoạt hành chính của viên chức chuyên trách công tác Đảng, Công đoàn, Đoàn Thanh niên và các tổ chức đoàn thể khác (nếu có); có chức năng tham mưu giúp việc, triển khai thực hiện các nhiệm vụ do Văn phòng Đảng – Đoàn thể, Đảng bộ bộ phận Cơ sở II, Ban Giám đốc Cơ sở II, Công đoàn Cơ sở Thành viên Cơ sở II và Đoàn Thanh niên Cơ sở II giao, nhằm phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo điều hành đối với công tác đảng, đoàn thể.Đảng bộ bộ phận Cơ sở IITừ một tổ chức Đảng với tên gọi Chi bộ Cơ sở II Thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc Đảng uỷ Trường Đại học Ngoại thương, tháng 10/2011, Chi bộ Cơ sở II Thành phố Hồ Chí Minh được tách thành 02 chi bộ trực thuộc Đảng uỷ Trường Đại học Ngoại thương theo Quyết định số 24-QĐ/ĐU ngày 31/10/2011 của Đảng uỷ Trường, gồm: Chi bộ Cán bộ – Giảng viên với 17 đảng viên và Chi bộ Sinh viên với 28 đảng viên.Với sự lớn mạnh của tổ chức Đảng tại Cơ sở II, tháng 12/2017 Đảng uỷ Trường ban hành Quyết định số 44-QĐ/ĐU ngày 07/12/2017 về việc thành lập Đảng bộ bộ phận Cơ sở II trực thuộc Đảng uỷ Trường Đại học Ngoại thương bao gồm 4 Chi bộ trực thuộc và Quyết định số 45-QĐ/ĐU ngày 07/12/2017 về việc chỉ định Ban Chấp hành Đảng bộ bộ phận và Ban Chi uỷ 04 chi bộ trực thuộc.Đảng bộ bộ phận Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương trực thuộc Đảng uỷ Trường Đại học Ngoại thương có chức năng lãnh đạo, kiểm tra, giám sát các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc phát huy vai trò hạt nhân chính trị, lãnh đạo đảng viên, viên chức, sinh viên chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của cấp ủy cấp trên, bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của đơn vị; Xây dựng Đảng bộ, Chi bộ trong sạch, vững mạnh gắn với xây dựng chính quyền và các đoàn thể trong đơn vị vững mạnh.Đảng bộ bộ phận Cơ sở II có nhiệm vụ lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị; lãnh đạo công tác chính trị, tư tưởng; lãnh đạo công tác tổ chức, cán bộ; lãnh đạo việc thực hiện công tác kiểm tra, giám sát của toàn Đảng uỷ bộ phận Cơ sở II; Xây dựng tổ chức đảng; Lãnh đạo các đoàn thể quần chúng trực thuộc Cơ sở II.Đảng bộ bộ phận Cơ sở II đã tổ chức Đại hội Đảng bộ bộ phận lần thứ nhất nhiệm kỳ 2020-2025 vào ngày 13/5/2020, theo đó 05 đồng chí được chỉ định giữ nhiệm vụ Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ bộ phận theo Quyết định số 172/QĐ-ĐU ngày 22/5/2020. Hiện nay Đ/c Nguyễn Xuân Minh – Bí thư Đảng bộ bộ phận Cơ sở II; Đ/c Nguyễn Thị Thu Hà – Phó Bí thư Đảng bộ bộ phận Cơ sở II; Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ bộ phận Cơ sở II: đ/c Phạm Thu Thuỷ; đ/c Trần Quốc Đạt.Tính đến tháng 01/2022, căn cứ Quyết định số 50-QĐ/ĐU ngày 30/12/2021 của Đảng ủy Trường Đại học Ngoại thương về việc sắp xếp nhân sự đảng viên và Ban Chi ủy các Chi bộ trực thuộc Đảng bộ bộ phận Cơ sở II, hiện nay Đảng bộ bộ phận Cơ sở II có 82 đảng viên, sinh hoạt tại 04 chi bộ trực thuộc (Chi bộ Viên chức Hành chính 1, Chi bộ Viên chức Hành chính 2, Chi bộ Giảng viên Cơ sở II, Chi bộ Sinh viên Cơ sở II).+ Chi bộ Viên chức Hành chính 1: gồm có 02 đồng chí đảng viên là Giám đốc và Phó Giám đốc Cơ sở II, và các đảng viên đang công tác tại Ban Tổ chức – Hành chính, Ban Công tác Đảng – Đoàn thể, Ban Đào tạo Quốc tế, Ban Công tác Chính trị & Sinh viên, Ban Thư viện, Ban Quản trị – Thiết bị, Ban Truyền thông & Quan hệ đối ngoại.+ Chi bộ Viên chức Hành chính 2 gồm 01 đồng chí đảng viên là Phó Giám đốc Cơ sở II và các đảng viên đang công tác tại Ban Quản lý Đào tạo, Ban Kế hoạch – Tài chính, Ban Khảo thí & Đảm bảo chất lượng, Ban Quản lý Khoa học – Hợp tác Quốc tế.+ Chi bộ Giảng viên Cơ sở II gồm có 01 đồng chí đảng viên là Phó Giám đốc Cơ sở II, giảng viên thuộc các Bộ môn: Bộ môn Khoa học cơ bản, Bộ môn Kinh tế – Luật, Bộ môn Kinh doanh & Thương mại quốc tế, Bộ môn Quản trị Kinh doanh và Tài chính Kế toán, Bộ môn Ngoại ngữ.+ Chi bộ Sinh viên Cơ sở II gồm 02 đảng viên đang công tác tại Ban Công tác Đảng – Đoàn thể, 01 đảng viên công tác tại Ban CTCT&SV, các sinh viên đang học tập tại Cơ sở II.Công đoàn Cơ sở Thành viên Cơ sở IIHoạt động Công đoàn tại Cơ sở II cũng không ngừng phát triển qua từng năm. Công đoàn Cơ sở thành viên Cơ sở II được thành lập theo Quyết định số 158/QĐ-CĐ ngày 02/02/2018 của Công đoàn Trường Đại học Ngoại thương với 08 Công đoàn bộ phận, số công đoàn viên tính đến thời điểm hiện tại là 181. Trình độ chuyên môn của Công đoàn viên ngày càng được nâng cao, trong đó có 03 công đoàn viên là Phó giáo sư - Tiến sĩ, 27 Công đoàn viên là Tiến sĩ. Trong các năm học, Công đoàn Cơ sở thành viên Cơ sở II phối hợp với chính quyền thực hiện và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao gồm: giảng dạy, nghiên cứu khoa học, công tác tuyển sinh và đào tạo, công tác quản lý sinh viên, công tác đào tạo, hợp tác quốc tế, công tác tài chính, công tác xây dựng cơ sở vật chất và triển khai thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua, chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho đoàn viên công đoàn của Cơ sở II, phối hợp với các đơn vị tại Cơ sở II, các tổ chức đoàn thể (Đoàn TN – Hội SV) triển khai các hoạt động chung của Nhà trường, Công đoàn Trường; góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của Cơ sở II và Nhà trường. Với những nỗ lực trên, Công đoàn Cơ sở thành viên Cơ sở II đã đạt được nhiều thành tích xuất sắc trong hoạt động của Nhà trường và Công đoàn Bộ Giáo dục và Đào tạo.Công tác Đoàn Thanh niên - Hội sinh viênĐoàn Thanh niên - Hội Sinh viên Cơ sở II có 35 CLB - Đội - Nhóm trực thuộc, luôn hoạt động rất sôi nổi, chú trọng tạo môi trường rèn luyện, giáo dục tư tưởng chính trị, lối sống đạo đức cho sinh viên thông qua các hoạt động phong trào, song song các hoạt động hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp, rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên, tổ chức các cuộc thi học thuật, các hoạt động truyền thống, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao giúp sinh viên phát triển tối đa từ kiến thức chuyên môn đến kỹ năng sống ở môi trường Đại học; được Thành Đoàn Tp. HCM, Hội Sinh viên Tp. Hồ Chí Minh, Trung ương Đoàn Thanh niên, Trung ương Hội đánh giá, xếp loại Xuất sắc liên tục từ năm học 2009 - 2010 đến nay. Một số chương trình, sự kiện nổi bật do Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên Cơ sở II triển khai tổ chức hàng năm: Ngày Truyền thống Trường Đại học Ngoại thương FTU’s Day, Ngày hội việc làm Cơ sở II Career Fair, Hội trại Truyền thống 26/3, Chiến dịch tình nguyện Mùa hè Xanh, Chiến dịch Xuân tình nguyện, chương trình bản lĩnh sinh viên FTUer It’s Me, chương trình Hội nghị mô phỏng Liên hợp quốc FTU MUN, chuỗi chương trình tuyên dương Sinh viên 5 tốt - Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác - Đảng viên trẻ tiêu biểu, Ngày hội CLB - Đội - Nhóm Club Fair, Hội thao FTU Games,.. Với hệ thống 35 CLB - Đội - Nhóm trực thuộc, hàng năm, Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên Cơ sở II định hướng và chỉ đạo các CLB - Đội - Nhóm trực thuộc tổ chức hàng trăm sự kiện lớn nhỏ, thu hút sự tham gia tích cực của sinh viên Ngoại thương và sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Nhiều cuộc thi do CLB Sinh viên Cơ sở II tổ chức đã vươn tầm và mở rộng quy mô toàn thành, toàn quốc như: cuộc thi Doanh nhân tập sự, cuộc thi Marketing Arena, cuộc thi SCMission, cuộc thi HR Experts,… Với vai trò là tổ chức chính trị - xã hội lớn nhất của đoàn viên, thanh niên và sinh viên tại Cơ sở II, Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên đã, đang và sẽ tiếp tục phát huy vai trò thủ lĩnh thanh niên tại Cơ sở II, với sứ mệnh đoàn kết, tập hợp thanh niên, đóng góp sức trẻ và sự nhiệt huyết của thanh niên Ngoại thương trong việc thực hiện Chiến lược phát triển của Nhà trường.Các hình thức khen thưởng đã được các cấp ghi nhận:Danh hiệu thi đua: Liên tục đạt danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc cấp Bộ từ năm học 2007 - 2008 đến 2013 - 2014, 2015 - 2016 đến 2020 - 2021.Khen thưởng của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, UBND TP.HCMNăm 2009, 2012, 2017, 2019, 2020, 2021: được nhận Bằng khen của Bộ GD&ĐT.Năm 2011: được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.Năm 2012: được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo.Năm 2013: được nhận Bằng khen của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.Năm 2022: được nhận Cờ thi đua của Bộ Giáo dục và Đào tạo.Khen thưởng của Công đoàn cấp trênBằng khen của Công đoàn Giáo dục Việt Nam liên tục từ năm học 2007 - 2008 đến 2011 - 2012, 2016-2017, 2019-2020 và nhiệm kỳ 2014-2019.Tháng 8 năm 2012: được nhận Cờ thi đua của Công đoàn Giáo dục Việt Nam.Đạt giải Ba toàn đoàn “Liên hoan Tiếng hát giáo viên toàn quốc lần thứ IV ngành Giáo dục và Đào tạo, năm 2016”.Lãnh đạo Cơ sở II qua các thời kỳ1. PGS, TS NGƯT Nguyễn Hồng Đàm (1993 - 1999)2. GS, TS NGƯT Hoàng Văn Châu (1999 - 2004)3. PGS, TS Nguyễn Chí Lộc (2004 - 2007)4. PGS, TS Bùi Ngọc Sơn (2008 - 2010)5. GS, TS NGƯT Hoàng Văn Châu (2010 - Tháng 7/2015)6. PGS, TS Nguyễn Xuân Minh (Từ tháng 05/2016 đến nay)
Cơ sở II là đơn vị thuộc Trường Đại học Ngoại thương, được thành lập theo Quyết định số 1485/GD-ĐT ngày 16 tháng 7 năm 1993 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cơ sở II có chức năng tham mưu và giúp Hiệu trưởng trong việc xây dựng kế hoạch, quản lý, tổ chức thực hiện các công tác: tổ chức, nhân sự, hành chính, tổng hợp, đào tạo, quản lý người học, công tác chính trị - tư tưởng, quản lý tài chính, tài sản, triển khai hoạt động khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, khảo thí, đảm bảo chất lượng, truyền thông và quan hệ đối ngoại, thông tin, thư viện và hoạt động vì cộng đồng tại Cơ sở II.Cơ cấu tổ chức của Cơ sở II hiện nay gồm có: Ban Giám đốc; 11 Ban chức năng; 05 Bộ môn chuyên môn; tổ chức Đảng - Đoàn thể; các Trung tâm.Ban Giám đốc:Giám đốc: PGS, TS Nguyễn Xuân MinhPhó Giám đốc: PGS, TS Nguyễn Thị Thu Hà; ThS Phạm Thu Thủy; PGS, TS Trần Quốc TrungTổng số viên chức 184 người gồm: 03 Phó Giáo sư; 26 Tiến sĩ; 114 Thạc sĩ; 35 Cử nhân và 06 trình độ khác.Trải qua gần 30 năm phát triển, Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương tại TP. Hồ Chí Minh đã không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và các dịch vụ khác nhằm góp phần hướng tới mục tiêu của Nhà trường trở thành một trường đại học theo định hướng nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực kinh tế, quản trị kinh doanh, kinh doanh quốc tế, tài chính - ngân hàng, kế toán, truyền thông Marketing tích hợp (IMC), Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng,…; sáng tạo, chuyển giao tri thức khoa học đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phát triển năng lực học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện kỹ năng làm việc trong môi trường quốc tế hiện đại.Về công tác đào tạoTừ quy mô ban đầu chỉ đào tạo Chuyên ngành Kinh tế đối ngoại với quy mô khoảng 300 sinh viên/năm, đến nay, Cơ sở II tuyển sinh đào tạo 06 chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại, Quản trị kinh doanh quốc tế, Tài chính quốc tế, Kế toán kiểm toán, Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng, Truyền thông Marketing tích hợp với tổng quy mô khoảng 950 sinh viên/năm bao gồm cả chương trình chuẩn, chương trình đào tạo chất lượng cao và chương trình định hướng nghề nghiệp quốc tế. Tính đến hiện tại, Cơ sở II đang quản lý khoảng 4000 sinh viên, học viên các chuyên ngành và đã đào tạo khoảng 17.000 cử nhân và 700 thạc sĩ, phục vụ nguồn nhân lực cho các địa phương khu vực phía Nam, được xã hội đánh giá cao.Về công tác đào tạo quốc tếĐược thành lập theo Quyết định số 571/QĐ-ĐHNT ngày 01/05/2011 của Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương, tập thể Ban Đào tạo Quốc tế luôn đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, từng bước phát triển và mở rộng thêm nhiều chương trình đào tạo hợp tác với các trường đại học uy tín trên thế giới, nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng người học và đưa môi trường giáo dục quốc tế đến với Việt Nam. Từ chương trình đào tạo quốc tế đầu tiên (năm 2009) – Thạc sỹ Quản lý Dự án – liên kết với Trường ĐH Nantes (Pháp), đến nay Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương tại TPHCM đã triển khai hơn 15 chương trình liên kết đào tạo, hợp tác với nhiều đại học uy tín, danh tiếng trên thế giới: Đại học Bedfordshire (Vương Quốc Anh), Đại học Sunderland (Vương Quốc Anh), Đại học Northampton (Vương Quốc Anh), Đại học New Brunswick (Canada), Đại học Angelo State (Hoa Kỳ), Đại học Minh Truyền (Đài Loan) … Quy mô đào tạo các chương trình đào tạo quốc tế tại Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương tại TPHCM đạt khoảng 738 sinh viên/năm, với 08 chương trình liên kết đào tạo hệ cử nhân và thạc sỹ. Các chương trình được triển khai theo hướng mở, linh hoạt, quốc tế hoá và cá nhân hoá lộ trình học tập của người học. Sinh viên được học tập với đội ngũ giảng viên nước ngoài và giảng viên Việt Nam giàu kinh nghiệm, ngôn ngữ giảng dạy 100% tiếng Anh đồng thời được tiếp cận với các doanh nghiệp, tập đoàn đa quốc gia thông qua các chuyến tham quan thực tế và các chuyên đề trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế, tài chính, quản trị … Cơ sở II luôn chú trọng đổi mới các phương thức tìm kiếm, thu hút những thí sinh giỏi, phù hợp với các chuyên ngành, có khát vọng, mong muốn được học tập, nghiên cứu và phát triển bản thân.Đặc biệt, Cơ sở II không ngừng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, số hoá, tiến tới chuyển đổi số mạnh mẽ trong hoạt động tuyển sinh và đào tạo các chương trình liên kết quốc tế, qua đó giới thiệu các chương trình đào tạo nhanh chóng, chính xác tới các thí sinh, phụ huynh. Tỷ lệ sinh viên có việc làm 1 năm sau khi tốt nghiệp luôn ở mức cao, đạt khoảng 94%. Các sinh viên, học viên tốt nghiệp hiện giữ vị trí quan trọng trong các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước, góp phần cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển đất nước.Các chương trình ĐTQT luôn chú trọng tạo lập một môi trường rèn luyện và học tập cho sinh viên, nuôi dưỡng và phát triển tiềm năng, gắn kết với thực tiễn giúp cho người học phát triển tối đa năng lực cá nhân, năng lực thích ứng và đổi mới sáng tạo. Sinh viên được tham gia các câu lạc bộ học thuật, công trình NCKH, dự án khởi nghiệp, giao lưu văn hóa tại trụ sở chính Hà Nội, nhận được nhiều lợi ích gia tăng từ Quỹ học bổng “Khác biệt để dẫn đầu”, Quỹ học bổng "Đổi mới sáng tạo" dành riêng cho sinh viên Đào tạo quốc tế, cũng như trải nghiệm hệ sinh thái hỗ trợ, chăm sóc người học toàn diện, đa dạng và thú vị….Cơ sở II đã vinh dự đón nhận Giấy khen của Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương khen thưởng tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác tuyển sinh và đào tạo thích ứng với bối cảnh Covid-19 theo Quyết định số 2513/QĐ-ĐHNT ngày 11/10/2021. Có thể khẳng định, uy tín và thương hiệu của các chương trình Đào tạo quốc tế Ngoại thương ngày càng được lan toả và phát triển bền vững góp phần thực hiện sứ mệnh đào tạo công dân toàn cầu, mục tiêu khuyến học, khuyến tài và trách nhiệm xã hội của Nhà trường.Về nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế- Tổ chức thành công 02 Hội thảo khoa học cấp Trường;- Đề tài khoa học và công nghệ cấp Cơ sở đã nghiệm thu: 02 Đề tài với Doanh nghiệp, 05 đề tài cấp cơ sở;- Đề tài khoa học và công nghệ cấp Cơ sở đang thực hiện: 02 Đề tài với Doanh nghiệp, 14 đề tài cấp cơ sở;- Phối hợp với các Phòng, Khoa, Viện tại Trụ sở chính Hà Nội để thông báo cho viên chức và sinh viên tại Cơ sở II tham gia các tọa đàm, hội nghị, hội thảo: 166 lượt giảng viên và 3.245 lượt sinh viên đăng ký tham gia;- Chuyên đề nghiên cứu khoa học dành cho sinh viên: 04;- Tổ chức thành công cuộc thi SVNCKH Trường ĐHNT năm 2021 cấp cơ sở tại Cơ sở II;- Phát động CB-GV tham gia viết bài phục vụ Hội nghị khoa học sinh viên 2021;- Tổ chức đăng ký đi thực tế cho toàn thể GV, tổ chức báo cáo kết quả đi thực tế;- Thành tích đạt được của sinh viên: Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp Trường 03 giải Nhất, 06 giải Nhì, 04 giải Ba, 12 giải khuyến khích. Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp Bộ: 03 đề tài gửi dự thi. Sinh viên nghiên cứu khoa học Eureka: 12 đề tài gửi dự thi;- Số lượng bài viết đăng trên tạp chí quốc tế: 20 bài;- Số lượng bài viết đăng trên tạp chí trong nước: 26 bài;- Lập kế hoạch hoạt động nghiên cứu khoa học năm học 2021-2022;- Triển khai kế hoạch đi thực tế cho GV năm học 2021-2022.Về hợp tác quốc tế- Tổ chức làm việc và kết nối với 08 tổ chức giáo dục và các trường đại học quốc tế để tìm kiếm cơ hội hợp tác và ký 01 thỏa thuận hợp tác MOA/ MOU.- Triển khai tổ chức 02 chương trình trao đổi sinh viên ngắn hạn với tổ chức giáo dục quốc tế Asiabroad (Phần Lan);- Tổ chức 01 chương trình trao đổi sinh viên theo triển khai của Phòng HTQT Cơ sở HN, học kỳ mùa Xuân 2021 -2022, có 41 sinh viên quan tâm đăng ký tham gia trao đổi, 11 sinh viên đang làm thủ tục đi trao đổi;- Phối hợp với Tổ chức REI tổ chức 01 đợt học trực tuyến cho sinh viên tham gia chương trình Năng lực Quản lý Ứng dụng – AMCC, tổng cộng 05 chuyên đề với 09 buổi, cấp chứng chỉ hoàn thành chương trình cho 16 sinh viên.- Triển khai 02 chương trình học bổng cho sinh viên.- Tổ chức 05 chuyên đề nâng cao năng lực hợp tác quốc tế cho sinh viên CSII.- Phối hợp với Tổ chức REI tổ chức 05 chuyên đề báo cáo viên từ tổ chức REI với tổng cộng 969 sinh viên tham gia.Về đảm bảo chất lượngCơ sở II đã thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao về công tác đảm bảo chất lượng (ĐBCL) và phối hợp chặt chẽ với Trung tâm KT&ĐBCL triển khai các công tác về ĐBCL theo yêu cầu của Nhà trường như: Khảo sát chất lượng giảng dạy của giảng viên, tình hình việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp, mức độ đáp ứng của Thư viện,…; tham gia kiểm định các chương trình đào tạo của Nhà trường theo tiêu chuẩn AUN-QA và Bộ GD&ĐT; phối hợp tổ chức 02 đợt khảo sát sơ bộ và chính thức đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục trường Đại học Ngoại thương (chu kỳ 2).Bên cạnh đó, Cơ sở II triển khai khảo sát ý kiến sinh viên chương trình ĐTQT về hoạt động đào tạo tại Cơ sở II, triển khai kế hoạch chuẩn bị tự đánh giá chương trình đào tạo Truyền thông Marketing tích hợp (IMC) theo tiêu chuẩn AUN-QA tại Cơ sở II. Nhằm nâng cao năng lực chuyên môn của viên chức về công tác ĐBCL, Cơ sở II thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn về công tác đảm bảo chất lượng và cử viên chức tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng: Khóa đào tạo kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp; Tập huấn về triển khai tự đánh giá cấp chương trình đào tạo theo Bộ tiêu chuẩn AUN-QA, phiên bản 4.0 do Trung tâm Khảo thí và Đánh giá Chất lượng đào tạo tổ chức,….Đồng thời, Cơ sở II đã xây dựng kế hoạch về công tác ĐBCL phù hợp với với nội dung chiến lược của Nhà trường. Các đơn vị chức năng thường xuyên rà soát, tham mưu cho Ban Giám đốc ban hành các hướng dẫn, quy trình quản lý chất lượng,… theo quy định của Nhà trường và phù hợp với đặc thù của Cơ sở II.Về cơ sở vật chất, trang thiết bịTừ khi thành lập đến nay, Cơ sở II đã không ngừng đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất ngày một hoàn thiện để phục vụ tốt hơn nhu cầu giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học…Tọa lạc tại số 15, đường D5, phường 25, quận Bình Thạnh, Cơ sở II trường Đại học Ngoại thương tại Tp. Hồ Chí Minh được xây dựng gồm 2 dãy nhà, 6 tầng lầu với hệ thống phòng học, phòng chức năng và khuôn viên được thiết kế một cách tối ưu nhất. Hệ thống phòng học tại Cơ sở II được thiết kế thoáng đãng, với các trang thiết bị hiện đại bao gồm: máy chiếu, máy lạnh, hệ thống ánh sáng đạt tiêu chuẩn. Thư viện, hệ thống wifi tại Cơ sở II cũng không ngừng được cải tiến, bổ sung nhằm đem lại lợi ích gia tăng tốt nhất cho viên chức, người học. Hội trường Cơ sở II với sức chứa hơn 200 người tham dự, hệ thống âm thanh ánh sáng hiện đại là nơi diễn ra nhiều sự kiện, hội thảo quan trọng của Cơ sở II. Bên cạnh đó, Cơ sở II cũng trang bị phòng tập gym, phòng tập yoga với đầy đủ trang thiết bị cho viên chức, người học nâng cao sức khoẻ sau những giờ học, giờ làm việc căng thẳng. Từng khuôn viên, dãy hành lang tại Cơ sở II đều được tận dụng và bố trí một cách tối ưu nhất, vừa đem lại hiệu quả thẩm mỹ, vừa giúp viên chức, sinh viên có thêm các không gian tự học, nghỉ ngơi, thảo luận nhóm…Trong thời gian tới, Cơ sở II tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị tốt hơn nữa, với việc triển khai xây dựng tòa nhà mới cùng các trang thiết bị hiện đại để đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu, sinh hoạt ngoại khóa của sinh viên và mở rộng quy mô đào tạo.Về hoạt động hỗ trợ người họcBan Công tác Chính trị và Sinh viên (Ban CTCT&SV) được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 01/4/2009 theo Quyết định số 245/QĐ-ĐHNT-TCHC ngày 10/3/2009 của Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương. Trải qua 13 năm hình thành và phát triển, Ban CTCT&SV không ngừng đổi mới, lấy phương châm đặt người học là vị trí trung tâm, từ đó trở thành đơn vị tham mưu có hiệu quả trong việc thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, quản lý và triển khai các hoạt động hỗ trợ sinh viên.Với phương châm “Khác biệt để dẫn đầu”, trong những gần đây, các hoạt động hỗ trợ người học được Cơ sở II chú trọng và đẩy mạnh thực hiện một cách sáng tạo, có hiệu quả nhằm mang lại những giá trị lợi ích gia tăng cho người học. Một số hoạt động tiêu biểu:1. Chuỗi hoạt động We, the IcebreakersĐây là chuỗi các hoạt động nhằm hỗ trợ sinh viên năm thứ nhất phá bỏ trở ngại, vượt qua khó khăn trong thời gian đầu chuyển đổi từ môi trường học tập phổ thông sang môi trường học tập đại học, gồm 03 phần:- Phần 1 và 2: Là cơ hội để tân sinh viên kết nối với nhau thông qua một dự án làm chung và tạo ra sản phẩm cuối cùng, đồng thời sinh viên sẽ được hỗ trợ bởi người dẫn đường là các giảng viên Cơ sở II và người đồng hành là sinh viên các khóa trước.- Phần 3: Bao gồm một chuỗi các hoạt động theo từng chủ đề với mục tiêu hỗ trợ sinh viên nắm bắt và vượt qua những khó khăn mà sinh viên năm nhất thường gặp phải, nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới, phong cách học tập mới.2. Hoạt động Tư vấn tâm lý cho sinh viên- Hoạt động kết nối các chuyên gia tâm lý với sinh viên nhằm tư vấn tăng cường khả năng ứng phó, giải quyết vấn đề phát sinh; kỹ năng, phương pháp học tập hiệu quả; nâng cao kỹ năng mềm, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm; giải đáp những thắc mắc của sinh viên.- Có 02 hình thức tư vấn: 1-1 và 1-1 nhóm.3. Dự án hỗ trợ người học SMI (Sharing – Mentoring – Inspiring)- Dự án hỗ trợ người học SMI (Sharing – Mentoring – Inspiring) là một dự án kết nối giữa các chuyên gia là giảng viên, cựu sinh viên, học viên và các doanh nghiệp… với các bạn sinh viên của Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương. Thông qua dự án, các chuyên gia sẽ hỗ trợ tư vấn, định hướng nghề nghiệp, lộ trình học tập và giúp các bạn sinh viên phát triển về học thuật, chuyên môn, những kỹ năng mềm cần thiết cho cuộc sống, công việc. Giúp các bạn sinh viên phát triển toàn diện mọi lĩnh vực, vững chuyên môn, mạnh kỹ năng.- Các hình thức của dự án:+ Chuỗi tư vấn mentoring chuyên sâu theo mô hình 1 mentor – 1 mentee, 1 mentor – 1 nhóm mentee nhằm giải đáp thắc mắc, tư vấn và đưa ra những định hướng, lộ trình học tập, rèn luyện và phát triển bản thân cho sinh viên.+ Các buổi tư vấn chuyên sâu, talkshow chuyên ngành hàng tháng/ hàng quý với các chủ đề: Logistics, Data analysis, Trade marketing, Start up,… + Các buổi tư vấn phát triển kỹ năng như: kỹ năng quản trị cảm xúc, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề… + Các khóa học ngắn về phát triển bản thân, định hướng nghề nghiệp cho sinh viên.4. Hệ thống chatbox “Hỗ trợ người học”Hệ thống triển khai nhằm nắm bắt các ý kiến, đề xuất của sinh viên, học viên về chất lượng giảng dạy, đào tạo, cơ sở vật chất và các công tác khác tại Cơ sở II, cũng như những vướng mắc, khó khăn của sinh viên, học viên trong học tập, rèn luyện, sinh hoạt, tăng cường kênh tiếp nhận và xử lý thông tin.5. Mô hình hỗ trợ thủ tục hành chính cho người học “Just One Stop”- Mô hình hỗ trợ người học xử lý các quy trình, thủ tục liên quan đến quá trình đào tạo, học tập, rèn luyện tại Cơ sở II một cách thuận tiện, hiệu quả chỉ tại một đơn vị đầu mối tiếp nhận xử lý và trả kết quả theo yêu cầu của sinh viên. - Giúp người học được hỗ trợ giải quyết các thủ tục, giấy tờ nhanh chóng, hiệu quả, không phải liên hệ nhiều đơn vị khác nhau.6. Các chính sách khác: Chính sách hỗ trợ của nhà nước (chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập); Chính sách hỗ trợ của nhà trường (học bổng khuyến khích học tập, hỗ trợ sinh viên ốm đau, bệnh tật, hỗ trợ sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, hỗ trợ sinh viên trong giai đoạn dịch bệnh covid-19…) hàng năm.Thực hiện chiến lược phát triển Trường Đại học Ngoại thương giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2040, trong giai đoạn tiếp theo, Ban CTCT&SV sẽ tiếp tục phát triển và không ngừng nâng cao các hoạt động đổi mới sáng tạo, góp phần vào việc nâng cao hiệu quả, chất lượng tổ chức và ngày càng đa dạng hoá các hoạt động hỗ trợ sinh viên cũng như các hoạt động mang giá trị lợi ích gia tăng cho người học, tiến tới xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ người học phát triển toàn diện.Về công tác thư viện:Năm 2008, Ban Thông tin - Khảo thí - Thư viện được thành lập, trong đó, Thư viện Cơ sở II là một bộ phận của Ban với cơ sở ban đầu là một thư viện số, ứng dụng công nghệ hiện đại trong các hoạt động hỗ trợ, phục vụ. Đến năm 2013, bộ phận Thông tin - Thư viện và bộ phận Khảo thí được tách ra và phát triển thành hai Ban riêng biệt. Năm 2021, Thư viện được thành lập theo Quyết định số 2592/QĐ-ĐHNT ngày 18/10/2021 với tên chính thức là Ban Thư viện.Đến nay, Thư viện đã hoàn thiện mô hình thư viện số và đang trong giai đoạn bước đầu chuyển tiếp lên thư viện thông minh, phát triển nhiều tiện ích để đáp ứng các nhu cầu đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng tại Cơ sở II. Thư viện có tổng diện tích 670 m2 với nhiều phân khu chức năng để hỗ trợ nghiên cứu, giảng dạy và học tập tốt nhất cho viên chức và người học, bao gồm: phòng đọc, phòng mượn, khu vực tự học, khu vực tra cứu, kho tài liệu và phòng xử lý nghiệp vụ,.. 1. Nguồn học liệuNguồn học liệu tại Thư viện liên tục được cập nhật, bổ sung, chú trọng vào xây dựng các bộ sưu tập chuyên ngành kinh tế với nhiều loại hình bao gồm bản in ấn và cả bản điện tử.Tài liệu in ấn:- Sách in: 16.821 bản sách- Báo, tạp chí: 14 nhan đề- Luận văn, khóa luận tốt nghiệp: 1.494 nhan đềTài liệu số:- eBooks: 518 nhan đề- Luận văn, khóa luận điện tử: 879 nhan đề- CSDL: 24 CSDL với hơn 150 triệu tài liệu điện tử.Ngoài ra, Thư viện còn khai thác và giới thiệu, hỗ trợ sử dụng nhiều cơ sở dữ liệu truy cập mở của các tổ chức học thuật uy tín hàng đầu thế giới.2. Tiện ích, hỗ trợĐể hỗ trợ viên chức và người học khai thác tối đa các nguồn lực cho nghiên cứu, giảng dạy và học tập, Thư viện tổ chức mở cửa phục vụ trong khung thời gian 7:00 - 17:00 (không nghỉ trưa) từ thứ 2 – thứ 6 và mở thêm từ 8:00 - 12:00 vào thứ 7 hàng tuần. Các tiện ích, hoạt động hỗ trợ cũng được chú trọng:- Lưu thông tài liệu: mượn, trả, gia hạn thời gian mượn;- Tiện ích tham khảo trực tiếp và trực tuyến;- Bổ sung tài liệu theo yêu cầu;- Thông báo tài liệu mới;- Hỗ trợ nghiên cứu;- Xây dựng thư mục/danh mục tài liệu theo yêu cầu;- Hướng dẫn, đào tạo kỹ năng thông tin.Đặc biệt, hoạt động tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ phòng tránh đạo văn bằng phần mềm Turnitin nhận được nhiều sự quan tâm từ các độc giả trong và cả ngoài trường.Về công tác kế hoạch và tài chínhCơ sở II luôn chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động và dự toán ngân sách hàng năm đúng quy định của Nhà nước và Nhà trường trên cơ sở đề xuất của các đơn vị, được thảo luận công khai, nguồn tài chính được phân bổ và sử dụng một cách hợp lý.Thông qua việc đẩy mạnh công tác tuyển sinh, Cơ sở II tạo nguồn tài chính hợp pháp từ các khoản thu nhằm đảm bảo ổn định chi thường xuyên và nguồn kinh phí tích lũy để phục vụ công tác đầu tư phát triển của Nhà trường. Công tác thu học phí và các khoản thu khác được hạch toán ghi chép đầy đủ vào sổ sách kế toán, đúng quy định của Nhà nước, Nhà trường.Hàng năm, Cơ sở II luôn thực hiện có hiệu quả công tác chi thường xuyên cũng như các khoản chi học bổng, khen thưởng, hỗ trợ sinh viên và công tác quyết toán, báo cáo công khai tài chính theo quy định hiện hành của Nhà nước, Nhà trường.Về công tác Truyền thông và Quan hệ Đối ngoạiCông tác truyền thông và quan hệ doanh nghiệp tại Cơ sở II luôn được chú trọng và đã được đẩy mạnh, kết nối chặt chẽ hơn kể từ khi thành lập Ban TT&QHĐN (12/2017). Về công tác truyền thông: Cơ sở II không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các kênh truyền thông, đảm bảo nội dung thông tin nhanh chóng, cập nhật, đa dạng và thu hút, nhằm bắt kịp xu hướng truyền thông hiện đại trong thời đại công nghệ số. Bên cạnh đó, Cơ sở II xây dựng và duy trì mối liên hệ thường xuyên với các cơ quan báo chí uy tín (Báo Tuổi trẻ, Báo Thanh Niên, HTV, VOH, Báo Giáo dục,..) để truyền thông rộng rãi cho các sự kiện tại đơn vị, góp phần tăng uy tín và lan tỏa thương hiệu Trường Đại học Ngoại thương trong cộng đồngVề công tác quan hệ doanh nghiệp: Với định hướng tiên phong trong đổi mới sáng tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao tri thức, trong suốt chặng đường phát triển, Cơ sở II đặc biệt quan tâm đến hoạt động kết nối với các tổ chức, doanh nghiệp, mở rộng mạng lưới hợp tác nhằm đem lại những lợi ích thiết thực nhất cho người học, cho đối tác và cộng đồng. Cơ sở II đã ký thỏa thuận hợp tác với nhiều tổ chức, doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong và ngoài nước: Viện kế toán công chứng Anh và xứ Wales ICAEW - KPMG; Suntory PepsiCo VN; Bảo hiểm nhân thọ Generali Việt Nam; Quỹ học bổng Vietseeds; Ngân hàng Techcombank,...Chương trình hợp tác được triển khai sâu rộng thông qua nhiều lĩnh vực như đào tạo – nghiên cứu khoa học, tư vấn – chuyển giao tri thức, phát triển nguồn lực, hỗ trợ sinh viên, truyền thông.Khẳng định vị thế là một trong những cơ sở giáo dục đại học uy tín hàng đầu tại các tỉnh thành phía Nam, Cơ sở II được rất nhiều tổ chức, doanh nghiệp đánh giá cao và xây dựng quan hệ hợp tác. Đặc biệt, từ năm 2022, Cơ sở II bắt đầu tuyển sinh chuyên ngành đào tạo Truyền thông Marketing tích hợp (IMC)với sự hợp tác và đồng hành của nhiều tổ chức, doanh nghiệp, chuyên gia uy tín: Hiệp hội quảng cáo Việt Nam – VAA; Hiệp hội Tiếp thị Di động Toàn cầu – MMA Global; Công ty bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam; Công ty Cổ phần đào tạo AIM Academy; Công ty Cổ phần Café Ông Bầu; Garena Viet Nam; Công ty Tư vấn và truyền thông 5S; Công ty TNHH ELSA; Công ty Cổ phần The Blue Ocean.Song song với việc tổ chức cho sinh viên Cơ sở II tham gia nhiều chuyến đi tham quan thực tế tại doanh nghiệp, Ban TT&QHĐN cũng đồng hành và hỗ trợ sinh viên trong nhiều hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và tổ chức thành công nhiều hội thảo, sự kiện dành cho sinh viên. Một số sự kiện tiêu biểu do Ban TT&QHĐN đã tổ chức thành công bao gồm: Lễ ra mắt mạng lưới doanh nghiệp và tổ chức bảo trợ chuyên môn chương trình đào tạo Truyền thông marketing tích hợp IMC, Lễ ra mắt nhóm chuyên gia hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp BST,... đồng thời Ban TT&QHĐN luôn không ngừng nỗ lực kết nối với các nhà tài trợ và mang về nhiều cơ hội học bổng giá trị cho sinh viên Cơ sở II hàng năm như học bổng của Công ty Cổ phần Acecook, học bổng Thắp sáng tương lai (Lighting up your future) do Deloitte Việt Nam và ACCA Việt Nam đồng sáng lập.Ban Công tác Đảng - Đoàn thểBan Công tác Đảng – Đoàn thể được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 21/01/2021 theo Quyết định số 146/QĐ-ĐHNT ngày 21 tháng 01 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương, trên cơ sở tách ra từ Ban Tổ chức – Hành chính thuộc Cơ sở II. Ban CTĐ-ĐT là đơn vị thuộc Cơ sở II, đầu mối sinh hoạt hành chính của viên chức chuyên trách công tác Đảng, Công đoàn, Đoàn Thanh niên và các tổ chức đoàn thể khác (nếu có); có chức năng tham mưu giúp việc, triển khai thực hiện các nhiệm vụ do Văn phòng Đảng – Đoàn thể, Đảng bộ bộ phận Cơ sở II, Ban Giám đốc Cơ sở II, Công đoàn Cơ sở Thành viên Cơ sở II và Đoàn Thanh niên Cơ sở II giao, nhằm phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo điều hành đối với công tác đảng, đoàn thể.Đảng bộ bộ phận Cơ sở IITừ một tổ chức Đảng với tên gọi Chi bộ Cơ sở II Thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc Đảng uỷ Trường Đại học Ngoại thương, tháng 10/2011, Chi bộ Cơ sở II Thành phố Hồ Chí Minh được tách thành 02 chi bộ trực thuộc Đảng uỷ Trường Đại học Ngoại thương theo Quyết định số 24-QĐ/ĐU ngày 31/10/2011 của Đảng uỷ Trường, gồm: Chi bộ Cán bộ – Giảng viên với 17 đảng viên và Chi bộ Sinh viên với 28 đảng viên.Với sự lớn mạnh của tổ chức Đảng tại Cơ sở II, tháng 12/2017 Đảng uỷ Trường ban hành Quyết định số 44-QĐ/ĐU ngày 07/12/2017 về việc thành lập Đảng bộ bộ phận Cơ sở II trực thuộc Đảng uỷ Trường Đại học Ngoại thương bao gồm 4 Chi bộ trực thuộc và Quyết định số 45-QĐ/ĐU ngày 07/12/2017 về việc chỉ định Ban Chấp hành Đảng bộ bộ phận và Ban Chi uỷ 04 chi bộ trực thuộc.Đảng bộ bộ phận Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương trực thuộc Đảng uỷ Trường Đại học Ngoại thương có chức năng lãnh đạo, kiểm tra, giám sát các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc phát huy vai trò hạt nhân chính trị, lãnh đạo đảng viên, viên chức, sinh viên chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của cấp ủy cấp trên, bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của đơn vị; Xây dựng Đảng bộ, Chi bộ trong sạch, vững mạnh gắn với xây dựng chính quyền và các đoàn thể trong đơn vị vững mạnh.Đảng bộ bộ phận Cơ sở II có nhiệm vụ lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị; lãnh đạo công tác chính trị, tư tưởng; lãnh đạo công tác tổ chức, cán bộ; lãnh đạo việc thực hiện công tác kiểm tra, giám sát của toàn Đảng uỷ bộ phận Cơ sở II; Xây dựng tổ chức đảng; Lãnh đạo các đoàn thể quần chúng trực thuộc Cơ sở II.Đảng bộ bộ phận Cơ sở II đã tổ chức Đại hội Đảng bộ bộ phận lần thứ nhất nhiệm kỳ 2020-2025 vào ngày 13/5/2020, theo đó 05 đồng chí được chỉ định giữ nhiệm vụ Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ bộ phận theo Quyết định số 172/QĐ-ĐU ngày 22/5/2020. Hiện nay Đ/c Nguyễn Xuân Minh – Bí thư Đảng bộ bộ phận Cơ sở II; Đ/c Nguyễn Thị Thu Hà – Phó Bí thư Đảng bộ bộ phận Cơ sở II; Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ bộ phận Cơ sở II: đ/c Phạm Thu Thuỷ; đ/c Trần Quốc Đạt.Tính đến tháng 01/2022, căn cứ Quyết định số 50-QĐ/ĐU ngày 30/12/2021 của Đảng ủy Trường Đại học Ngoại thương về việc sắp xếp nhân sự đảng viên và Ban Chi ủy các Chi bộ trực thuộc Đảng bộ bộ phận Cơ sở II, hiện nay Đảng bộ bộ phận Cơ sở II có 82 đảng viên, sinh hoạt tại 04 chi bộ trực thuộc (Chi bộ Viên chức Hành chính 1, Chi bộ Viên chức Hành chính 2, Chi bộ Giảng viên Cơ sở II, Chi bộ Sinh viên Cơ sở II).+ Chi bộ Viên chức Hành chính 1: gồm có 02 đồng chí đảng viên là Giám đốc và Phó Giám đốc Cơ sở II, và các đảng viên đang công tác tại Ban Tổ chức – Hành chính, Ban Công tác Đảng – Đoàn thể, Ban Đào tạo Quốc tế, Ban Công tác Chính trị & Sinh viên, Ban Thư viện, Ban Quản trị – Thiết bị, Ban Truyền thông & Quan hệ đối ngoại.+ Chi bộ Viên chức Hành chính 2 gồm 01 đồng chí đảng viên là Phó Giám đốc Cơ sở II và các đảng viên đang công tác tại Ban Quản lý Đào tạo, Ban Kế hoạch – Tài chính, Ban Khảo thí & Đảm bảo chất lượng, Ban Quản lý Khoa học – Hợp tác Quốc tế.+ Chi bộ Giảng viên Cơ sở II gồm có 01 đồng chí đảng viên là Phó Giám đốc Cơ sở II, giảng viên thuộc các Bộ môn: Bộ môn Khoa học cơ bản, Bộ môn Kinh tế – Luật, Bộ môn Kinh doanh & Thương mại quốc tế, Bộ môn Quản trị Kinh doanh và Tài chính Kế toán, Bộ môn Ngoại ngữ.+ Chi bộ Sinh viên Cơ sở II gồm 02 đảng viên đang công tác tại Ban Công tác Đảng – Đoàn thể, 01 đảng viên công tác tại Ban CTCT&SV, các sinh viên đang học tập tại Cơ sở II.Công đoàn Cơ sở Thành viên Cơ sở IIHoạt động Công đoàn tại Cơ sở II cũng không ngừng phát triển qua từng năm. Công đoàn Cơ sở thành viên Cơ sở II được thành lập theo Quyết định số 158/QĐ-CĐ ngày 02/02/2018 của Công đoàn Trường Đại học Ngoại thương với 08 Công đoàn bộ phận, số công đoàn viên tính đến thời điểm hiện tại là 181. Trình độ chuyên môn của Công đoàn viên ngày càng được nâng cao, trong đó có 03 công đoàn viên là Phó giáo sư - Tiến sĩ, 27 Công đoàn viên là Tiến sĩ. Trong các năm học, Công đoàn Cơ sở thành viên Cơ sở II phối hợp với chính quyền thực hiện và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao gồm: giảng dạy, nghiên cứu khoa học, công tác tuyển sinh và đào tạo, công tác quản lý sinh viên, công tác đào tạo, hợp tác quốc tế, công tác tài chính, công tác xây dựng cơ sở vật chất và triển khai thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua, chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho đoàn viên công đoàn của Cơ sở II, phối hợp với các đơn vị tại Cơ sở II, các tổ chức đoàn thể (Đoàn TN – Hội SV) triển khai các hoạt động chung của Nhà trường, Công đoàn Trường; góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của Cơ sở II và Nhà trường. Với những nỗ lực trên, Công đoàn Cơ sở thành viên Cơ sở II đã đạt được nhiều thành tích xuất sắc trong hoạt động của Nhà trường và Công đoàn Bộ Giáo dục và Đào tạo.Công tác Đoàn Thanh niên - Hội sinh viênĐoàn Thanh niên - Hội Sinh viên Cơ sở II có 35 CLB - Đội - Nhóm trực thuộc, luôn hoạt động rất sôi nổi, chú trọng tạo môi trường rèn luyện, giáo dục tư tưởng chính trị, lối sống đạo đức cho sinh viên thông qua các hoạt động phong trào, song song các hoạt động hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp, rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên, tổ chức các cuộc thi học thuật, các hoạt động truyền thống, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao giúp sinh viên phát triển tối đa từ kiến thức chuyên môn đến kỹ năng sống ở môi trường Đại học; được Thành Đoàn Tp. HCM, Hội Sinh viên Tp. Hồ Chí Minh, Trung ương Đoàn Thanh niên, Trung ương Hội đánh giá, xếp loại Xuất sắc liên tục từ năm học 2009 - 2010 đến nay. Một số chương trình, sự kiện nổi bật do Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên Cơ sở II triển khai tổ chức hàng năm: Ngày Truyền thống Trường Đại học Ngoại thương FTU’s Day, Ngày hội việc làm Cơ sở II Career Fair, Hội trại Truyền thống 26/3, Chiến dịch tình nguyện Mùa hè Xanh, Chiến dịch Xuân tình nguyện, chương trình bản lĩnh sinh viên FTUer It’s Me, chương trình Hội nghị mô phỏng Liên hợp quốc FTU MUN, chuỗi chương trình tuyên dương Sinh viên 5 tốt - Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác - Đảng viên trẻ tiêu biểu, Ngày hội CLB - Đội - Nhóm Club Fair, Hội thao FTU Games,.. Với hệ thống 35 CLB - Đội - Nhóm trực thuộc, hàng năm, Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên Cơ sở II định hướng và chỉ đạo các CLB - Đội - Nhóm trực thuộc tổ chức hàng trăm sự kiện lớn nhỏ, thu hút sự tham gia tích cực của sinh viên Ngoại thương và sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Nhiều cuộc thi do CLB Sinh viên Cơ sở II tổ chức đã vươn tầm và mở rộng quy mô toàn thành, toàn quốc như: cuộc thi Doanh nhân tập sự, cuộc thi Marketing Arena, cuộc thi SCMission, cuộc thi HR Experts,… Với vai trò là tổ chức chính trị - xã hội lớn nhất của đoàn viên, thanh niên và sinh viên tại Cơ sở II, Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên đã, đang và sẽ tiếp tục phát huy vai trò thủ lĩnh thanh niên tại Cơ sở II, với sứ mệnh đoàn kết, tập hợp thanh niên, đóng góp sức trẻ và sự nhiệt huyết của thanh niên Ngoại thương trong việc thực hiện Chiến lược phát triển của Nhà trường.Các hình thức khen thưởng đã được các cấp ghi nhận:Danh hiệu thi đua: Liên tục đạt danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc cấp Bộ từ năm học 2007 - 2008 đến 2013 - 2014, 2015 - 2016 đến 2020 - 2021.Khen thưởng của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, UBND TP.HCMNăm 2009, 2012, 2017, 2019, 2020, 2021: được nhận Bằng khen của Bộ GD&ĐT.Năm 2011: được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.Năm 2012: được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo.Năm 2013: được nhận Bằng khen của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.Năm 2022: được nhận Cờ thi đua của Bộ Giáo dục và Đào tạo.Khen thưởng của Công đoàn cấp trênBằng khen của Công đoàn Giáo dục Việt Nam liên tục từ năm học 2007 - 2008 đến 2011 - 2012, 2016-2017, 2019-2020 và nhiệm kỳ 2014-2019.Tháng 8 năm 2012: được nhận Cờ thi đua của Công đoàn Giáo dục Việt Nam.Đạt giải Ba toàn đoàn “Liên hoan Tiếng hát giáo viên toàn quốc lần thứ IV ngành Giáo dục và Đào tạo, năm 2016”.Lãnh đạo Cơ sở II qua các thời kỳ1. PGS, TS NGƯT Nguyễn Hồng Đàm (1993 - 1999)2. GS, TS NGƯT Hoàng Văn Châu (1999 - 2004)3. PGS, TS Nguyễn Chí Lộc (2004 - 2007)4. PGS, TS Bùi Ngọc Sơn (2008 - 2010)5. GS, TS NGƯT Hoàng Văn Châu (2010 - Tháng 7/2015)6. PGS, TS Nguyễn Xuân Minh (Từ tháng 05/2016 đến nay)
Văn hóa và truyền thông xuyên quốc gia
Kinh tế - Tài chính (CTĐT LTQT)
Điểm trúng tuyển là tổng điểm của 3 bài thi trong tổ hợp thí sinh dùng để xét tuyển (điểm môn Ngoại ngữ tính hệ số 2) và điểm ưu tiên khu vực, đối tượng (nếu có). Mỗi ngành học chỉ có một điểm trúng tuyển, không phân biệt điểm trúng tuyển giữa các tổ hợp.
Trường hợp các thí sinh bằng điểm trúng tuyển ở cuối danh sách, nếu vẫn vượt chỉ tiêu thì ưu tiên xét trúng tuyển cho thí sinh có thứ tự nguyện vọng cao hơn (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất).