Giá Dịch Vụ Kỹ Thuật Y Tế Mới Nhất

Giá Dịch Vụ Kỹ Thuật Y Tế Mới Nhất

BẢNG GIÁ DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN CẤP CỨU

BẢNG GIÁ DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN CẤP CỨU

Giá dịch vụ y tế sẽ tăng khoảng 30%?

Dự kiến từ tháng 7-2024 sẽ phải tính đủ chi phí nhân công, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý vào giá dịch vụ khám chữa bệnh. Như vậy, chi phí quản lý (bao gồm duy tu, bảo dưỡng thiết bị y tế, tài sản cố định, chi phí bảo vệ môi trường, kiểm soát nhiễm khuẩn, chi phí đào tạo, nghiên cứu khoa học, chi phí quản lý chất lượng...) sẽ được tính thêm trong cấu phần giá dịch vụ y tế.

Bộ Y tế đánh giá việc điều chỉnh viện phí cũng sẽ cân đối với khả năng chi trả của người dân, hài hòa lợi ích người cung cấp và sử dụng dịch vụ, yếu tố thời điểm cũng như lộ trình của Chính phủ. Để có thể tính đúng tính đủ cấu phần chi phí dịch vụ khám chữa bệnh, Bộ Y tế đã xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật khám chữa bệnh.

Trước đó, Bộ Y tế thông tin định mức này được hoàn thiện trong quý 3-2023 để trình các cấp xem xét, dự kiến được áp dụng từ năm 2024 khi Luật Khám chữa bệnh sửa đổi chính thức có hiệu lực. Tuy nhiên, tiến độ này đã bị lùi lại.

Gần đây nhất, Bộ Y tế thông tin đang xây dựng danh mục giá mới của 10.000 dịch vụ y tế theo hướng tính đúng tính đủ, trong tháng 3 sẽ ban hành định mức kinh tế kỹ thuật làm căn cứ tính giá.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Bá Việt, giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, chia sẻ rất mong chờ hướng dẫn định mức kinh tế kỹ thuật theo hướng tính đúng tính đủ mà Bộ Y tế đang xây dựng. Theo ông Việt, thời gian qua Bộ Y tế đã phối hợp với các bệnh viện để xây dựng giá theo danh mục kỹ thuật và bệnh viện cũng đã tham gia.

Việc ban hành được giá theo hướng tính đúng tính đủ là hành lang pháp lý để các bệnh viện có thể áp theo quy định nhằm tính giá viện phí, đặc biệt là giá dịch vụ và khám chữa bệnh theo yêu cầu.

Theo ông Việt, nếu tính đủ yếu tố kết cấu giá dịch vụ y tế (4 cấu phần), các dịch vụ sẽ tăng khoảng 30%. Tuy nhiên, việc tính đúng tính đủ giá không hề dễ dàng. Vì vậy, bệnh viện cũng đang chờ đợi và hy vọng sẽ thuận lợi hơn trong việc xây dựng giá cho các danh mục y tế này.

"Việc tính đủ cấu phần sẽ tính thêm chi phí quản lý, khấu hao tài sản, nghiên cứu khoa học, công nghệ thông tin. Chi phí về con người thì dựa vào mức lương Chính phủ quy định, không khó để xây dựng.

Tuy nhiên, bảo dưỡng và khấu hao máy móc sẽ phải tính toán rất kỹ. Với những máy móc có giá trị lớn, chi phí khấu hao và bảo dưỡng sẽ cao hơn... Bởi vậy sẽ có sự chênh lệch lớn về các danh mục sau khi xây dựng tính đúng tính đủ", ông Việt cho hay.

Tất cả điều này cuối cùng người bệnh đều được hưởng lợi. Một điều hết sức lưu ý là chính sách xã hội phải đi song song bảo đảm nguồn chi trả của người dân bằng việc hỗ trợ bảo hiểm chi trả, đặc biệt cho người bệnh có thu nhập thấp, khi áp dụng theo mức giá tính đúng tính đủ.

Ông Phan Văn Báu (giám đốc Bệnh viện Nhân dân 115)

Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Thanh Huy (khoa khám bệnh Viện Tim TP.HCM) đọc kết quả cho bệnh nhân chiều 18-3 - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN

Trao đổi tại cuộc gặp mặt thường niên của CLB Giám đốc bệnh viện khu vực phía Bắc cuối tuần rồi, bà Đoàn Thị Kim Dung - Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính - chia sẻ cách tính giá viện phí "tính đúng tính đủ" theo Luật Khám chữa bệnh mới có hiệu lực thực hiện từ ngày 1-7-2024.

Cách tính viện phí mới sẽ áp dụng theo quy định trong Luật Khám chữa bệnh và Luật Giá hiện hành. Bốn nhóm chi phí sử dụng để tính giá gồm nhân công (tiền lương, tiền công phù hợp loại hình cung cấp dịch vụ); chi phí trực tiếp sử dụng cho khám chữa bệnh (máu, thuốc, dịch truyền, vật tư y tế); khấu hao thiết bị và chi phí quản lý.

Theo đó, bà Dung cho biết chi phí quản lý là yếu tố cấu thành giá dịch vụ y tế mới nhất sẽ được đưa thêm vào viện phí đợt này, theo hướng tiến đến tính đúng tính đủ giá dịch vụ. Với việc thêm chi phí quản lý, viện phí mới sẽ tính trên cơ sở 3/4 cấu phần tạo nên giá dịch vụ, chỉ còn chi phí khấu hao tài sản cố định sẽ được đưa vào sau này.

Trong chi phí quản lý có cả phần chi cho công nghệ thông tin trước đây chưa được tính. Tuy nhiên, việc điều chỉnh viện phí cũng sẽ cân đối với khả năng chi trả của người dân, hài hòa lợi ích người cung cấp và sử dụng dịch vụ, yếu tố thời điểm cũng như lộ trình của Chính phủ.

Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, Bộ Y tế đang xây dựng danh mục giá mới của 10.000 dịch vụ y tế theo hướng tính đúng tính đủ với 3/4 cấu phần kể trên. Trong tháng 3-2024, bộ sẽ ban hành định mức kinh tế kỹ thuật làm căn cứ tính giá.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, một chuyên gia của Bộ Y tế cho biết theo cách tính giá dịch vụ mới 3/4 cấu phần thì giá mới sẽ tăng hơn hiện hành khoảng 5%.

Khoảng tháng 7 sẽ trình dự thảo giá mới để áp dụng vào khoảng cuối năm 2024. Với mức giá mới, chuyên gia này nhận định quỹ bảo hiểm y tế đủ khả năng cân đối, nhưng việc đưa thêm yếu tố thứ tư là chi phí khấu hao tài sản cố định vào viện phí thì vẫn phải cần lộ trình vì quỹ với mức thu 4,5% lương cơ bản chưa thể bù đắp được.

"Đã có trên 93% người dân có bảo hiểm y tế, cách tính viện phí mới có điểm đáng chú ý là phần chi bảo hiểm y tế trả cho bệnh viện sẽ đúng và đủ hơn, bệnh viện sẽ tăng được nguồn thu để trả lương cho y bác sĩ và nâng chất lượng dịch vụ. Phần người bệnh phải cùng chi trả (5-20% phí dịch vụ) cũng sẽ tăng theo, nhưng sẽ ở mức 5% của 5-20% này", vị này cho biết.

Thực tế hiện nay chi phí khám chữa bệnh mới chỉ tính đúng chứ chưa tính đủ. Việc xây dựng lại danh mục giá mới cho 10.000 dịch vụ y tế của Bộ Y tế là điều mong chờ, tuy nhiên cần lưu ý các cấu phần tạo ra giá này vẫn chưa mang tính chất đầy đủ.

Ông Phạm Thanh Việt (phó giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy)

Người dân khám chữa bệnh tại Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN

Có điều kiện phục vụ bệnh nhân tốt hơn

Năm 2024 giá dịch vụ y tế/giường bệnh sẽ tăng. Trong ảnh: bác sĩ siêu âm cho bệnh nhân ngay giường bệnh ở một bệnh viện TP.HCM - Ảnh: TỰ TRUNG

Trao đổi với Tuổi Trẻ, một số giám đốc bệnh viện ở TP.HCM đều tỏ vẻ "nóng ruột" trước tiến trình tính đúng tính đủ giá dịch vụ y tế và họ có chung mong muốn các loại phí này áp dụng "sớm chút nào hay chút đó".

Ông Phan Văn Báu - giám đốc Bệnh viện Nhân dân 115 - cho rằng việc tính đúng tính đủ giá dịch vụ y tế sẽ tạo điều kiện cho các bệnh viện có nguồn quỹ dôi dư để tái đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc, các kỹ thuật cao, đào tạo, hợp tác quốc tế và thu hút nhân lực.

"Tất cả điều này cuối cùng người bệnh đều được hưởng lợi. Một điều hết sức lưu ý là chính sách xã hội phải đi song song bảo đảm nguồn chi trả của người dân bằng việc hỗ trợ bảo hiểm chi trả, đặc biệt cho người bệnh có thu nhập thấp, khi áp dụng theo mức giá tính đúng tính đủ" - ông Báu nói.

Còn ông Bùi Minh Trạng - giám đốc Viện Tim TP.HCM - nói chi phí công nghệ thông tin vừa được Bộ Y tế tính vào phí quản lý nhưng thực ra xếp vào chi phí khám chữa bệnh cũng phù hợp. Bởi công nghệ thông tin ngày nay đã tham gia vào từng ca bệnh cụ thể khi quản lý hồ sơ bệnh án, hình ảnh học, thanh toán viện phí.

"Riêng chuyện thanh toán không tiền mặt (quẹt thẻ), chúng tôi phải trả chi phí cho ngân hàng mỗi năm gần 1 tỉ đồng. Cái này là chi phí phát sinh vô hình không thể yêu cầu người bệnh trả được, bệnh viện phải chịu thiệt và tự cân đối" - ông Trạng cho biết.

Và để duy trì hoạt động của một bệnh viện, theo ông, chi phí cho quản lý ngày một lớn. Ngoài công nghệ thông tin, còn một loạt chi phí có thể được xếp vào chi phí quản lý như an ninh trật tự, vệ sinh bệnh viện, lưu trữ hồ sơ đến việc cho nhân viên đi học nâng cao quy trình và chất lượng khám chữa bệnh...

"Chi phí quản lý thực ra rất nhiều loại chứ không riêng gì công nghệ thông tin và thường vô hình chứ không hữu hình như một số loại chi phí khác. Nếu chi phí này chưa được tính đúng, đủ sẽ rất khó cho bệnh viện, việc ngại đầu tư và đầu tư chắp vá sẽ khiến sự phát triển rơi vào vòng luẩn quẩn" - ông Trạng phân tích.

Tuy vậy với lộ trình điều chỉnh từ Bộ Y tế, theo ông Trạng, dù mới chỉ tính đủ một số dịch vụ theo Luật Giá nhưng trong bối cảnh hiện nay "cũng đã quá tuyệt vời rồi", chứ không thể so với giá của cơ chế thị trường được.

"Khi được tính đúng tính đủ sẽ giúp bệnh viện có điều kiện cải tiến nâng chất nhiều loại dịch vụ, từ đó phục vụ người bệnh tốt hơn. Còn khi được tính đúng tính đủ mà đơn vị nào dở thì không còn đổ thừa do cơ chế" - ông Trạng nhấn mạnh.

Là bệnh viện đa khoa tuyến cuối hạng đặc biệt khu vực phía Nam, Bệnh viện Chợ Rẫy từng nhiều lần bày tỏ mong muốn các dịch vụ y tế cần được tính đúng tính đủ. Ông Phạm Thanh Việt - phó giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy - khẳng định cần phải hiểu tính đúng tính đủ không phải là tăng thêm viện phí.

Đây thực chất là điều chỉnh chi phí viện phí cho hợp lý với các khoản chi phí mà bệnh viện bỏ ra để duy trì hoạt động nhưng chưa được tính vào giá dịch vụ khám chữa bệnh. "Thực tế hiện nay chi phí khám chữa bệnh mới chỉ tính đúng chứ chưa tính đủ" - ông Việt khẳng định.

Theo ông Việt, các khoản thu từ người bệnh mới chỉ là một phần viện phí, tức nguồn thu đang âm. Do đó, việc chi trả thêm các loại dịch vụ khác đều phụ thuộc vào nguồn thu của bệnh viện, tức phải "cắt" một phần tiền của nhân viên. Chưa kể có một số trường hợp bệnh nhân (ngoài phạm vi bảo hiểm) nhập viện nhưng không có tiền chi trả viện phí, bệnh viện cũng đang phải "gánh" bằng cách vận động hỗ trợ từ nhà hảo tâm.

"Việc xây dựng lại danh mục giá mới cho 10.000 dịch vụ y tế của Bộ Y tế là điều mong chờ, tuy nhiên cần lưu ý các cấu phần tạo ra giá này vẫn chưa mang tính chất đầy đủ. Chẳng hạn như quy định thuốc mua bao nhiêu thì bán lại cho bệnh nhân bấy nhiêu nhưng phía sau đó là hàng loạt chi phí phát sinh cho đấu thầu, nhân lực, bao bì, văn phòng phẩm, lưu kho, hao phí...", ông Việt nói.

Cũng theo ông Việt, các chi phí công nghệ thông tin hiện bệnh viện chưa được thu, trong khi phải đổ chi phí rất lớn mua máy tính, các phần mềm và quản lý. Điều này đang gây khó cho các bệnh viện, chi phí đầu tư nhiều hơn so với thu lại.

Do đó, ông Việt đề xuất cần phải có quy định chuẩn về cách tính phí mới có thể xây dựng cơ cấu giá phù hợp cho các loại dịch vụ. "Khi xây dựng cơ cấu giá, theo tôi, không nên quá cầu toàn mà được thêm cơ cấu nào ban hành liền, còn hơn là không có, được khoản nào tốt cho bệnh viện khoản đó" - ông Việt nói.

Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia

Nghiên cứu này đánh giá tác động của việc nâng giá dịch vụ y tế đến các hộ gia đình, đặc biệt là các hộ nghèo ở Việt Nam, sử dụng số liệu điều tra mức sống dân cư trong giai đoạn 2008 - 2014 và phương pháp ước lượng dữ liệu bảng. Kết quả cho thấy, việc điều chỉnh nâng giá dịch vụ y tế có tác động tiêu cực đến đời sống của các hộ gia đình, nhất là hộ nghèo. Đặc biệt, tác động của các đợt tăng giá này làm giảm chi tiêu cho ăn uống, giáo dục, đồng thời làm tăng nguy cơ vay nợ, bán tài sản của các hộ nghèo. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra một số kiến nghị nhằm hạn chế tác động của việc điều chỉnh này đến các hộ gia đình ở Việt Nam.

Từ khóa: Giá dịch vụ y tế, hộ nghèo.

This study assesses the impact of raising the price of health services on households, particularly poor households in Viet Nam, using data from the VHLSS in the period of 2008 - 2014 and the panel estimation method. The results show that the adjustment of the price of health services has negative impacts on the living standards of households, especially poor households. In particular, this adjustment reduces household’s food expenditure, education spending, and increases the risk of borrowing and selling assets of poor households. On that basis, the paper proposes some recommendations to mitigate the impact of this adjustment on households in Vietnam.

Keywords: Price of health services, poor households.

Thực hiện chủ trương đổi mới cơ chế quản lý và lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ công, các dịch vụ y tế đã được chuyển từ thu một phần viện phí (chưa được tính giá đầy đủ) theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí sang cơ chế giá dịch vụ1. Trong đó, giá dịch vụ y tế tính đủ chi phí bao gồm: (i) Chi phí trực tiếp; (ii) Tiền lương; (iii) Chi phí quản lý và (iv) Khấu hao tài sản cố định. Trên cơ sở đó, viện phí được chuyển sang thực hiện theo cơ chế giá với nguyên tắc từng bước tính đúng, tính đủ chi phí thực hiện dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, chia sẻ hợp lý trách nhiệm chi trả giữa Nhà nước, xã hội và người bệnh. Nhà nước trợ giúp một phần hoặc toàn bộ viện phí cho người nghèo và các đối tượng chính sách chủ yếu thông qua bảo hiểm y tế (BHYT).

Tuy nhiên, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ người dân phải tự chi trả dịch vụ y tế ở mức cao. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, nếu tỷ lệ chi từ tiền túi của người dân bằng hoặc vượt quá 40% khả năng chi trả của hộ gia đình thì gọi là chi phí quá mức. Tỷ lệ hộ gia đình Việt Nam chịu mức chi phí quá mức năm 2014 khoảng 2,3% (tương đương khoảng 550.000 hộ gia đình), giảm gần 40% so với năm 2010 (hơn 860 nghìn hộ gia đình) nhưng vẫn cao hơn so với nhiều nước trong khu vực. Tỷ lệ nghèo hóa do chi phí y tế cũng có xu hướng giảm, song vẫn cao với hơn 400.000 hộ (năm 2014) và hơn 750.000 hộ (năm 2004) (Minh et al., 2013).

Trong thời gian tới, rủi ro liên quan đến sức khỏe và bệnh tật có nguy cơ đẩy một bộ phận người dân xuống mức nghèo đói do phải chi trả nguồn viện phí từ tiền túi và các chi phí liên quan khác quá lớn. Đặc biệt, Việt Nam đang trong quá trình già hóa dân số nhanh chóng cùng với việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế có thể tạo ra nguy cơ rơi vào đói nghèo của người dân do tăng chi phí cho y tế, kể cả những người đã có BHYT (thông qua chính sách đồng chi trả). Các hộ gia đình có người già, hộ gia đình ở nông thôn, hộ nghèo, cận nghèo phải gánh chi phí y tế quá mức và nghèo hóa nhiều hơn các đối tượng khác.

Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá tác động của việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế đến các hộ gia đình nghèo ở Việt Nam trong thời gian vừa qua và đề xuất một số khuyến nghị chính sách nhằm hỗ trợ người dân giảm gánh nặng về chi tiêu y tế trong thời gian tới.

2. Chính sách điều chỉnh và diễn biến giá dịch vụ y tế trong thời gian gần đây

Chủ trương chuyển đổi từ cơ chế phí sang cơ chế giá đối với dịch vụ khám, chữa bệnh tại cơ sở khám chữa bệnh công lập đã được Quốc hội thông qua trong Nghị quyết số 18/2008/QH12. Trên cơ sở đó, viện phí được chuyển sang thực hiện theo cơ chế giá với nguyên tắc từng bước tính đúng, tính đủ chi phí thực hiện dịch vụ khám, chữa bệnh, chia sẻ hợp lý trách nhiệm chi trả giữa Nhà nước, xã hội và người bệnh. Nhà nước trợ giúp một phần hoặc toàn bộ viện phí cho người nghèo và các đối tượng chính sách chủ yếu thông qua BHYT. Nhà nước xóa bỏ bao cấp qua giá, từng bước tính đủ chi phí vào giá là vấn đề quan trọng để đơn vị sự nghiệp công lập có thể tiến tới hạch toán đầy đủ. Từ đó, các cơ sở này có thể chuyển sang cơ chế tự chủ tài chính ở mức cao hơn, tạo nguồn lực để đơn vị nâng cao số lượng, chất lượng dịch vụ công một cách bền vững. Đây cũng là giải pháp để thực hiện tái cơ cấu phân bổ ngân sách cho ngành y tế. Đồng thời, Nhà nước dần chuyển phần ngân sách bao cấp cho các bệnh viện sang hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng cần bảo đảm an sinh xã hội (người nghèo, cận nghèo, đồng bào vùng dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, người có công với cách mạng, học sinh, sinh viên, trẻ em dưới 6 tuổi...) thông qua chính sách BHYT.

Lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được quy định cụ thể tại Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 của Chính phủ về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám, chữa bệnh công lập.

Hình 1. Lộ trình tính đúng, tính đủ chi phí khám chữa bệnh theo

- Chi phí về thuốc, hóa chất, vật tư tiêu hao, vật tư thay thế

- Chi phí về điện, nước, nhiên liệu, xử lý chất thải, vệ sinh môi trường

- Tiền lương, phụ cấp, các khoản đóng góp theo chế độ; chi phí nhân công thuê ngoài; chi phí đặc thù

- Chi phí duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản cố định, mua sắm thay thế công cụ, dụng cụ

- Khấu hao tài sản cố định; chi trả lãi tiền vay theo các hợp đồng vay vốn, huy động vốn

- Chi phí của bộ phận gián tiếp, các chi phí hợp pháp khác

- Chi phí đào tạo, nghiên cứu khoa học để ứng dụng các kỹ thuật mới

- Chi phí nhân công thuê ngoài (nếu có)

- Khấu hao tài sản cố định, chi phí chi trả lãi tiền vay

- Chi phí gián tiếp, các chi phí hợp pháp khác

- Tiền thuốc, hóa chất, vật tư tiêu hao, vật tư thay thế

- Tiền điện, nước, nhiên liệu, xử lý chất thải, vệ sinh môi trường

- Duy tu, bảo dưỡng thiết bị, mua thay thế công cụ, dụng cụ

- Chi trả phụ cấp thường trực, chi trả phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật

- Tiền thuốc, hóa chất, vật tư tiêu hao, vật tư thay thế

- Tiền điện, nước, nhiên liệu, xử lý chất thải, vệ sinh môi trường

- Duy tu, bảo dưỡng thiết bị, mua thay thế công cụ, dụng cụ

- Chi trả phụ cấp thường trực, chi trả phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật

Nguồn: Nghị định số 85/2012/NĐ-CP

Triển khai thực hiện lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, ngày 29/02/2012, Bộ Y tế và Bộ Tài chính ban hành thông tư liên tịch quy định mức tối đa khung giá 447 dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở khám, chữa bệnh của Nhà nước. Sau đó, các địa phương lần lượt ban hành giá dịch vụ khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh địa phương.

Năm 2015, Chính phủ ban hành Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó bao gồm cả giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh. So với lộ trình tại Nghị định số 85/2012/NĐ-CP, Nghị định số 16/2015/NĐ-CP chủ trương điều chỉnh giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh một cách thận trọng hơn và linh hoạt hơn, như chi phí khấu hao tài sản cố định chuyển sang sau năm 2018 mới tính đủ, nhưng cũng tạo cơ chế linh hoạt cho phép đơn vị đi trước lộ trình.

Hình 2. Diễn biến giá dược phẩm, y tế, 2010 - 2016

Hình 2 cho thấy, mức giá tăng đột biến trong năm 2012 do sự điều chỉnh trên diện rộng của giá dịch vụ y tế. Ngày 29/02/2012, liên Bộ Y tế - Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BYT-BTC ban hành mức giá tối đa của 447 dịch vụ y tế, thay thế giá các dịch vụ đã ban hành từ năm 1995 và một số dịch vụ ban hành năm 2006. Trong tháng 6 và tháng 7, có 9 địa phương ban hành giá dịch vụ khám chữa bệnh, tháng 8 có 14 địa phương và 6 bệnh viện trung ương thuộc Bộ Y tế ban hành giá dịch vụ khám chữa bệnh, tháng 9 có 18 địa phương ban hành giá dịch vụ khám chữa bệnh, tháng 10 có 6 địa phương ban hành giá dịch vụ khám chữa bệnh. Sau năm 2012, giá dịch vụ y tế tiếp tục được điều chỉnh và bắt đầu tăng mạnh từ năm 2016.

Nghiên cứu này sử dụng mô hình hồi quy dữ liệu bảng với tác động cố định để xem xét tác động của chi tiêu y tế và việc tăng giá dịch vụ y tế đến rủi ro nghèo đói của các hộ gia đình ở Việt Nam giai đoạn 2006 - 2014. Cụ thể phương trình thực nghiệm được sử dụng để đánh giá tác động của nâng giá dịch vụ y tế trong nghiên cứu này là:

Yit = α =β Health_expit + µHealth_exp × I (Year ≥ 2012)it + pI (Year ≥ 2012)t X’θ +γi +δt + εit

Trong đó: Yit là biến phụ thuộc thể hiện yếu tố liên quan đến chi tiêu của hộ (như chi tiêu hàng ăn uống, phi ăn uống, hàng tiêu dùng lâu bền; chi tiêu cho giáo dục; số trẻ em đến trường theo các độ tuổi) hoặc việc có phải vay nợ, bán tài sản để thanh toán tiền dịch vụ y tế của hộ gia đình i trong năm t. Biến này cũng thể hiện mức độ bất bình đẳng về chi tiêu của hộ theo huyện. Biến số Health_expit là tỷ lệ chi tiêu y tế của hộ trên tổng chi tiêu hộ gia đình i trong năm t. Biến Health _exp × I (Year ≥ 2012)it thể hiện tác động của chi tiêu cho dịch vụ y tế sau năm 2012. Các biến γi, δt tương ứng là biến thể hiện đặc điểm cố định của hộ và biến giả theo thời gian.

Phương pháp hồi quy dữ liệu bảng với hiệu ứng cố định có phép kiểm soát các nhân tố không quan sát được và cố định theo thời gian có thể tác động đồng thời đến mức chi tiêu y tế của hộ và các biến được giải thích. Tuy nhiên, kết quả cũng có thể bị sai lệch nếu các biến không quan sát được và thay đổi theo thời gian có tương quan đồng thời với chi tiêu y tế và các biến phụ thuộc. Để hạn chế rủi ro này, nghiên cứu đã kiểm soát thêm các biến khác liên quan đến đặc điểm nhân khẩu học của chủ hộ như dân tộc, giới tính, tuổi, trình độ học vấn, thu nhập của hộ, quy mô hộ và địa bàn sinh sống.

Nguồn số liệu được sử dụng trong nghiên cứu này là bộ số liệu điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam - VHLSS (2006 - 2014) của Tổng cục Thống kê theo chu kỳ hai năm một lần. Trọng tâm của các cuộc điều tra này bao gồm những nội dung chủ yếu phản ánh mức sống của người dân trong các hộ gia đình và những điều kiện kinh tế - xã hội cơ bản của xã/phường có tác động đến mức sống của người dân. Số lượng mẫu điều tra trong các năm khoảng gần 9.400 hộ gia đình trong cả nước. Điều tra mức sống dân cư có mục riêng khảo sát về y tế và chăm sóc sức khỏe y tế. Ngoài ra, điều tra cũng bao gồm các nội dung khác liên quan đến đặc điểm nhân khẩu của hộ, thu nhập, chi tiêu, điều kiện sống và tham gia vào chương trình hỗ trợ của nhà nước.

Phần này thể hiện kết quả tác động của việc tăng gia dịch vụ y tế năm 2012 đến các hộ gia đình, đặc biệt là các hộ nghèo ở Việt Nam. Như đã phân tích ở trên, giá dịch vụ y tế sau khi được giữ ổn định trong thời gian dài đã được điều chỉnh khá mạnh trong năm 2012 với chỉ số giá dịch vụ dược phẩm, y tế tăng tới trên 60% so với cùng kỳ. Giai đoạn 2012 là thời kỳ khởi đầu của quá trình điều chỉnh giá dịch vụ y tế để tiếp cận sát hơn với chi phí y tế thực tế. Mức độ điều chỉnh mạnh hơn diễn ra trong giai đoạn 2016 - 2018. Tuy nhiên, hiện nay do số liệu Điều tra mức sống dân cư 2016 mới được công bố nên nghiên cứu này mới dừng ở việc đánh giá việc điều chỉnh giá dịch vụ của năm 20122.

Kết quả thể hiện tác động của tăng giá dịch vụ y tế năm 2012 đến chi ăn uống của các hộ gia đình thể hiện ở Bảng 1. Cụ thể, năm 2012, tăng 1 điểm phần trăm tỷ lệ chi y tế làm giảm chi ăn uống của hộ 0,42% so với những năm trước đó. Đối với từng nhóm thu nhập thì tác động của đợt tăng giá này chủ yếu đến đến nhóm hộ nghèo và hộ giàu hơn là nhóm hộ trung bình.

Bảng 1. Tác động của tăng giá dịch vụ y tế đến chi ăn uống

Tỷ lệ chi y tế/tổng chi từ năm 2012

Ghi chú: Sai số chuẩn trong ngoặc, các biến kiểm soát khác bao gồm thu nhập của hộ, quy mô hộ, biến giả khu vực thành thị nông thôn và các biến khác của chủ hộ là giới tính, dân tộc, tuổi, trình độ học vấn, *** p<0,01, ** p<0,05, * p<0,1

Bảng 2 thể hiện tác động của tăng giá dịch vụ y tế đến chi ngoài ăn uống của hộ. Mặc dù tăng giá dịch vụ y tế có tác động làm giảm chi ngoài ăn uống, song các hệ số ước lượng đều không có ý nghĩa thống kê.

Bảng 2. Tác động của tăng giá dịch vụ y tế đến chi ngoài ăn uống

Tỷ lệ chi y tế/ tổng chi từ năm 2012

Ghi chú: Sai số chuẩn trong ngoặc, các biến kiểm soát khác bao gồm thu nhập của hộ, quy mô hộ, biến giả khu vực thành thị nông thôn và các biến khác của chủ hộ là giới tính, dân tộc, tuổi, trình độ học vấn, *** p<0,01, ** p<0,05, * p<0,1

Đối với chi tiêu hàng hóa lâu bền, tăng giá dịch vụ y tế có tác động, song hầu hết đều không có ý nghĩa thống kê (Bảng 3). Tác động của tăng giá dịch vụ y tế có tác động mạnh nhất và có ý nghĩa thống kê đối với đến nhóm hộ giàu. Tuy nhiên, dấu của hệ số ước lượng lại ngược so với kỳ vọng. Nguyên nhân lý giải trong trường hợp này là các hộ gia đình giàu đã giảm chi tiêu dùng hàng lâu bền trong những năm trước ở mức khá nhiều do tác động của chi tiêu y tế tăng lên. Do đó, đối với đợt tăng giá trong năm 2012, mức giảm chi tiêu cho hàng lâu bền thấp hơn so với mức giảm tiêu dùng hàng lâu bền của thời gian trước.

Bảng 3. Tác động của tăng giá dịch vụ y tế đến chi tiêu dùng hàng lâu bền

Tỷ lệ chi y tế/tổng chi từ năm 2012

Ghi chú: Sai số chuẩn trong ngoặc, các biến kiểm soát khác bao gồm thu nhập của hộ, quy mô hộ, biến giả khu vực thành thị nông thôn và các biến khác của chủ hộ là giới tính, dân tộc, tuổi, trình độ học vấn, *** p<0,01, ** p<0,05, * p<0,1

Tăng giá dịch vụ y tế có tác động tiêu cực đến chi tiêu cho giáo dục, được thể hiện ở Bảng 4. Kết quả ở cột (1) cho thấy so với các năm trước, tăng giá dịch vụ y tế trong năm 2012 làm giảm chi tiêu cho giáo dục với mức tăng 1 điểm phần trăm tỷ lệ chi y tế làm giảm chi giáo dục ở mức 1,35%. Tác động lớn nhất là đối với hộ gia đình rất nghèo với mức giảm 3,65%. Trong khi đó, việc tăng giá dịch vụ y tế trong năm 2012 không có tác động đáng kể và không có ý nghĩa thống kê đối với các hộ gia đình thuộc các nhóm thu nhập khác.

Bảng 4. Tác động của tăng giá dịch vụ y tế đến chi tiêu cho giáo dục

Tỷ lệ chi y tế/tổng chi từ năm 2012

Ghi chú: Sai số chuẩn trong ngoặc, các biến kiểm soát khác bao gồm thu nhập của hộ, quy mô hộ, biến giả khu vực thành thị nông thôn và các biến khác của chủ hộ là giới tính, dân tộc, tuổi, trình độ học vấn, *** p<0,01, ** p<0,05, * p<0,1

Việc tiếp tục phân rã tác động của tăng giá dịch vụ y đến hộ gia đình nghèo và cận nghèo theo giới tính của chủ hộ cho thấy, lần điều chỉnh giá dịch vụ này tác động chủ yếu đến chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình với chủ hộ là nam (Bảng 5). Đối với các gia đình có chủ hộ là nữ, tác động của tăng giá dịch vụ y tế tuy có ảnh hưởng tiêu cực đến chi giáo dục, song chỉ ở mức thấp và không có ý nghĩa thống kê.

Bảng 5. Tác động của tăng giá dịch vụ y tế đến chi tiêu cho giáo dục

theo giới tính chủ hộ và mức thu nhập

Tỷ lệ chi y tế/tổng chi từ năm 2012

Ghi chú: Sai số chuẩn trong ngoặc, ác biến kiểm soát khác bao gồm thu nhập của hộ, quy mô hộ, biến giả khu vực thành thị nông thôn và các biến khác của chủ hộ là giới tính, dân tộc, tuổi, trình độ học vấn, *** p<0,01, ** p<0,05, * p<0,1

Bảng 6 cho thấy việc tăng giá dịch vụ y tế trong năm 2012 không có tác động đáng kể và không có ý nghĩa thống kê đối với số trẻ em đi học ở các độ tuổi, đồng thời cũng không có tác động đến bất bình đẳng giữa các hộ của các nhóm thu nhập (Bảng 7).

Bảng 6. Tác động của tăng giá dịch vụ y tế đến số trẻ em đi học

Tỷ lệ chi y tế/tổng chi từ năm 2012

Ghi chú: Sai số chuẩn trong ngoặc, các biến kiểm soát khác bao gồm thu nhập của hộ, quy mô hộ, biến giả khu vực thành thị nông thôn và các biến khác của chủ hộ là giới tính, dân tộc, tuổi, trình độ học vấn, *** p<0,01, ** p<0,05, * p<0,1

Bảng 7. Tác động của tăng giá dịch vụ y tế đến bất bình đẳng

Tỷ lệ chi y tế/tổng chi từ năm 2012

Ghi chú: Sai số chuẩn trong ngoặc, các biến kiểm soát khác bao gồm thu nhập của hộ, quy mô hộ, biến giả khu vực thành thị nông thôn và các biến khác của chủ hộ là giới tính, dân tộc, tuổi, trình độ học vấn. *** p<0,01, ** p<0,05, * p<0,1. Biến bất bình đẳng được đo bằng hệ số GINI theo xã

Bảng 8 thể hiện tác động của tăng giá dịch vụ y tế đến việc vay mượn, bán tài sản. Kết quả cho thấy tăng giá dịch vụ y tế có tác động làm tăng khả năng các hộ gia đình phải vay mượn và bán tài sản. Cột (1) thể hiện kết quả chung đối với tất cả các hộ gia đình. Cụ thể, tỷ lệ chi y tế tăng 1 điểm phần trăm từ năm 2012 làm tăng xác xuất vay mượn, bán tài sản thêm 0,4%. Xem xét tác động này theo từng nhóm thu nhập có thể thấy, nhóm nghèo chịu tổn thương nhiều nhất. Ví dụ, tác động làm tăng xác suất vay mượn, bán tài sản của nhóm rất nghèo là gần 0,5% so với nhóm giàu chỉ là 0,12%.

Bảng 8. Tác động của tăng giá dịch vụ y tế đến việc vay mượn, bán tài sản

Tỷ lệ chi y tế/tổng chi từ năm 2012

Ghi chú: Sai số chuẩn trong ngoặc, các biến kiểm soát khác bao gồm thu nhập của hộ, quy mô hộ, biến giả khu vực thành thị nông thôn và các biến khác của chủ hộ là giới tính, dân tộc, tuổi, trình độ học vấn, *** p<0,01, ** p<0,05, * p<0,1

4. Kết luận và một số kiến nghị

Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong giai đoạn 2006 - 2014, chi phí và giá cả dịch vụ y tế đã liên tục được điều chỉnh tăng dần, đặc biệt trong giai đoạn 5 năm trở lại đây sau những lần điều chỉnh giá dịch vụ y tế. Việc điều chỉnh này làm tăng mức chi tiêu của hộ gia đình cho dịch vụ y tế và có tác động tiêu cực đến đời sống của các hộ gia đình, đặc biệt là hộ nghèo so với các hộ gia đình khác. Đặc biệt, tác động của các đợt tăng giá làm giảm chi tiêu cho ăn uống, giáo dục đồng thời làm tăng nguy cơ vay nợ, bán tài sản của các hộ nghèo.

Từ kết quả phân tích, để giảm bớt các tác động tiêu cực của việc nâng giá dịch vụ y tế đến các hộ gia đình, đặc biệt là hộ nghèo ở Việt Nam trong thời gian tới, có thể xem xét thực hiện một số giải pháp sau:

(1) Mức giá dịch vụ y tế cần được tính đủ, bao gồm giá dịch vụ y tế có BHYT (Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BTC-BYT) và giá dịch vụ y tế không có BHYT (Thông tư số 02/2017/TT-BYT) với các hình thức: (i) Đề nghị tổ chức thẩm định mức giá dịch vụ y tế tính đủ thông qua nhóm Chuyên gia y tế độc lập, bao gồm cả chuyên gia nước ngoài; (ii) Đề nghị Kiểm toán Nhà nước tiến hành kiểm toán mức giá dịch vụ y tế tính đủ.

(2) Công - tư trong xã hội hóa dịch vụ y tế phải được tách bạch thông qua việc: (i) Sửa đổi Thông tư số 15/2007 của Bộ Y tế về sử dụng tài sản để liên doanh liên kết hoặc góp vốn liên doanh của các cơ sở y tế công lập theo hướng tách bạch rõ rệt công - tư trong hoạt động liên doanh liên kết của các bệnh viện công lập; (ii) Tính đủ khấu hao tài sản cố định vào giá dịch vụ y tế, chấm dứt việc liên doanh liên kết theo hình thức tư nhân đầu tư lắp đặt trang thiết bị y tế, bệnh viện công lập sử dụng trang thiết bị và trả chi phí thuê theo dịch vụ; (iii) Các bệnh viện công lập ưu tiên sử dụng vốn khấu hao tài sản cố định (sau khi được tính đủ) vào việc mua lại các trang thiết bị y tế mà tư nhân đã đầu tư lắp đặt tại bệnh viện.

(3) Cơ chế quản trị, quản lý bệnh viện công lập cần được xây dựng tương tự như doanh nghiệp theo hướng bệnh viện tự chủ áp dụng cơ chế quản trị, quản lý tương tự công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nhà nước trong Luật Doanh nghiệp, ngoại trừ những điểm khác biệt sau đây: (i) Giá dịch vụ y tế có BHYT do Nhà nước quy định; (ii) Đối với những dịch vụ y tế mà giá chưa hoặc không được tính đủ, áp dụng phương thức giao kế hoạch, đặt hàng hoặc đấu thầu tương tự như đối với các dịch vụ công ích quy định trong Nghị định số 130/2013/NĐ-CP; (iii) Dịch vụ y tế là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, chịu sự quản lý chuyên ngành của Nhà nước nhằm đảm bảo số lượng và chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu xã hội.

(4) Mặc dù các hộ nghèo và hộ cận nghèo đã được Nhà nước hỗ trợ kinh phí mua BHYT, song họ vẫn phải trả khoản chi từ tiền túi tương đối lớn cho các dịch vụ y tế; đặc biệt cho cả chữa bệnh nội, ngoại trú và chi phí tiền thuốc tự chữa. Do đó, cần từng bước chuyển phần ngân sách chi thường xuyên cấp cho các bệnh viện sang hỗ trợ người dân tham gia BHYT và các hộ nghèo gắn liền với quá trình nâng giá dịch vụ y tế. Chính sách BHYT và khám chữa bệnh cần tiếp tục được triển khai có hiệu quả cho người nghèo, người cận nghèo, người cao tuổi, trẻ em dưới 6 tuổi, đồng bào dân tộc thiểu số vùng kinh tế - xã hội khó khăn và các đối tượng dễ bị tổn thương.

(5) Việc đấu thầu mua sắm thuốc cấp quốc gia cần được đẩy mạnh nhằm đảm bảo cung ứng thuốc theo đúng quy định với giá cả hợp lý, qua đó giảm giá thuốc, giảm chi phí y tế cho người dân; đồng thời đổi mới cơ chế tài chính, cơ chế thanh toán BHYT cho y tế cơ sở, bổ sung danh mục thuốc, danh mục dịch vụ được BHYT thanh toán tại trạm y tế xã, trung tâm y tế huyện để người dân, đặc biệt là các hộ nghèo, được thụ hưởng ngay tại y tế cơ sở.

1. Bộ Y tế và Bộ Tài chính (2015), Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC ngày 19/10/2015 quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh BHYT giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc.

2. Cục Quản lý giá (2017), Điều chỉnh giá dịch vụ khám, chữa bệnh và một số định hướng điều hành giá, Tạp chí Tài chính.

3. Chính phủ (2012), Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 của Chính phủ về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập.

4. Chính phủ (2015), Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.

5. Minh, H., Phuong, N., Saksena, P., James, C., Xu, K (2013), Financial Burden of Household out-of Pocket Health Expenditure in Vietnam: Findings from the National Living Standard Survey 2002 - 2010, Social Science & Medicine, 96: 258-263.

Bài đăng trên Tạp chí Kinh tế Tài chính Việt Nam số 3/2018

1 Chủ trương chuyển đổi từ cơ chế phí sang cơ chế giá đối với dịch vụ khám chữa bệnh tại cơ sở khám chữa bệnh công lập đã được đề ra tại Nghị quyết Đại hội Đảng X, Nghị quyết 18/2008/QH12 của Quốc hội, Nghị quyết số 46/NQ-TW và Kết luận số 42/KL-TW ngày 01/4/2009 của Bộ Chính trị, Thông báo số 37/TB-TW ngày 26/5/2011 của Bộ Chính trị, Kết luận số 63/KL-TW ngày 27/5/2013 của Ban Chấp hành Trung ương.

2 Kết quả tác động của nâng giá dịch vụ y tế đối với hộ gia đình ở nhóm nghèo có thể bị ảnh hưởng do các hộ này có thể được nhà nước hỗ trợ thêm về chi phí liên quan đến việc khám chữa bệnh. Tuy nhiên, do số liệu Điều tra mức sống dân cư không tách thông tin về phần hỗ trợ này nên kết quả ước lượng có thể bị đánh giá cao hơn so với thực tế.