Bác sĩ gây mê ngày nay được xem như là bác sĩ “chu phẫu” với ý nghĩa là người chăm sóc toàn diện cho bệnh nhân từ giai đoạn trước mổ như khám, đánh giá tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và thảo luận chung với các bác sĩ phẫu thuật để lên một kế hoạch phẫu thuật an toàn nhất cho người bệnh. Các bác sĩ gây mê cũng chính là người sẽ đưa bệnh nhân vào trạng thái “vô cảm” bao gồm cung cấp giấc ngủ, kiểm soát đau, hỗ trợ và duy trì các chức năng sống trong suốt quá phẫu thuật. Và cuối cùng, các bác sĩ gây mê sẽ phối hợp chăm sóc, kiểm soát đau sau mổ để bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và xuất viện sớm.
Bác sĩ gây mê ngày nay được xem như là bác sĩ “chu phẫu” với ý nghĩa là người chăm sóc toàn diện cho bệnh nhân từ giai đoạn trước mổ như khám, đánh giá tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và thảo luận chung với các bác sĩ phẫu thuật để lên một kế hoạch phẫu thuật an toàn nhất cho người bệnh. Các bác sĩ gây mê cũng chính là người sẽ đưa bệnh nhân vào trạng thái “vô cảm” bao gồm cung cấp giấc ngủ, kiểm soát đau, hỗ trợ và duy trì các chức năng sống trong suốt quá phẫu thuật. Và cuối cùng, các bác sĩ gây mê sẽ phối hợp chăm sóc, kiểm soát đau sau mổ để bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và xuất viện sớm.
Vì theo lẽ thường, các bác sĩ gây mê chỉ được nhắc tên nếu ca mổ… có sự cố, còn khi ca mổ thành công rực rỡ, bác sĩ gây mê yên ắng lui về hậu trường. Suốt ca mổ, bác sĩ gây mê canh gác tất cả dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân và hầu như bất kỳ khi nào “có biến” trong phòng mổ, bác sĩ gây mê cũng ở tuyến đầu: bệnh nhân mất máu quá mức, rối loạn đông máu, thay đổi nhiệt độ…. Không có công thức chung nào cho tất cả mọi người, chỉ biết sai một ly đi một… đời người: thiếu một chút thuốc, bệnh nhân tỉnh dậy giữa cuộc phẫu thuật, có thể tử vong tức thì. Thừa một chút thuốc, bệnh nhân có khi không bao giờ dậy nữa. Khi vào phòng mổ, bệnh nhân phẫu thuật đâu chỉ dùng thuốc mê mà còn hàng loạt hóa chất khác. Bác sĩ gây mê chính là nhạc trưởng phối hợp thuốc mê với hàng loạt thuốc khác như: thuốc giãn cơ, vận mạch, co mạch, giãn mạch, tăng co bóp cơ tim… để bệnh nhân có cuộc mổ êm dịu nhất. Để rồi khi ca mổ thành công, bệnh nhân được đưa ra ngoài để bác sĩ gây mê tiếp tục làm công việc hồi tỉnh, hồi sức cho bệnh nhân.
Sự thật là, bước vào ngành gây mê vì mê khoa học tỉ mỉ, mê những công thức tính toán, bác sĩ gây mê không chỉ là người trợ giúp bệnh nhân khi họ lên bàn mổ mà còn là chỗ dựa, là niềm tin, là động lực của họ trong những giờ phút chiến đấu cam go nhất với tử thần. Sức khỏe bệnh nhân hồi phục chính là niềm vui và phần thưởng xứng đáng cho mọi khó khăn, vất vả. Vâng, niềm hạnh phúc của một bác sĩ đơn giản lắm, mà cũng vĩ đại lắm!
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
Các bác sĩ gây mê đóng vai trò quan trọng và tiên quyết trong việc chăm sóc cho bệnh nhân trước, trong và sau khi phẫu thuật.
Trước khi phẫu thuật, bác sĩ gây mê của bạn sẽ gặp bạn để thảo luận về các cuộc phẫu thuật trước đây và tiền sử bệnh trong quá khứ của bạn, cũng như tóm tắt cho bạn về sự chăm sóc sắp tới của bạn cho cuộc giải phẫu.
Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ gây mê của bạn là một phần trong một nhóm thiết yếu không thể thiếu cho sức khoẻ và an toàn của bạn và được hỗ trợ bởi một y tá gây mê và/hoặc một bác sĩ gây mê thực tập (thực tập sinh). Nhóm này theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khoẻ và sự an toàn của bạn trong suốt quá trình để đảm bảo bạn có thể phục hồi suôn sẻ và thoải mái.
Các bác sĩ gây mê đóng vai trò quan trọng trong việc hồi sức cho các bệnh nhân không khỏe mạnh trong suốt quá trình phẫu thuật, bao gồm nạn nhân chấn thương, và hỗ trợ chế ngự cơn đau của bệnh nhân bị đau cấp tính hoặc mãn tính, cũng như giảm đau cho phụ nữ đang chuyển dạ.
Vui lòng đánh giá mức độ hài lòng sau khi xem xong nội dung câu trả lời!
Gây mê hồi sức là lĩnh vực chuyên khoa của y học thực hành dành riêng cho việc giảm đau và chăm sóc tổng thể bệnh nhân trước- trong và sau phẫu thuật mà các bác sĩ phải được đào tạo ở mức độ cao.
Đằng sau bức màn xanh, đằng sau những thao tác của phẫu thuật viên, ê- kíp gây mê vẫn đang miệt mài làm việc nhằm xử trí kịp thời các tình huống, đảm bảo an toàn và khả năng sống của người bệnh, góp phần quyết định trong thành công của ca mổ. Một kíp gây mê gồm một bác sĩ gây mê hồi sức và một điều dưỡng gây mê và dụng cụ viên phục vụ ca mổ.
Yêu cầu đối với một bác sĩ gây mê hồi sức là phải tốt nghiệp chuyên ngành Y đa khoa trong 6 năm, sau đó học thêm chuyên khoa gây mê hồi sức. Gây mê hồi sức là một chuyên ngành rất khó, yêu cầu bác sĩ phải nắm vững các kiến thức về nội khoa, ngoại khoa, dược lý, kiểm soát nhiễm khuẩn…Người ta thường bảo, đây là một công việc thầm lặng, đi trước về sau, quả không sai. Thông thường, trong mỗi cuộc phẫu thuật, ê-kíp gây mê là những người đến phòng mổ sớm nhất để làm các công tác chuẩn bị sẵn sàng cho ca mổ: Đánh giá tình trạng bệnh nhân, chuẩn bị phòng mổ, trang thiết bị, tiến hành các bước tiền mê, khởi mê cho bệnh nhân... sau đó mới đến công việc của bác sĩ phẫu thuật viên.
Sau giai đoạn khởi mê, bệnh nhân được gây mê an toàn, ê-kíp gây mê lùi lại và đứng theo dõi phí trên đầu bệnh nhân. Khi đó, bác sĩ gây mê vừa hỗ trợ bác sĩ phẫu thuật vừa chịu trách nhiệm về chuyên môn như khống chế để thuốc mê đủ tác dụng cho ca mổ mà không để thuốc mê làm hại bệnh nhân và theo dõi chức năng sống của người bệnh.
Sau khi tiến hành phẫu thuật, ê-kíp phẫu thuật có thể tháo găng, cởi đồ nhưng ê-kíp Gây mê hồi sức vẫn tiếp tục nhiệm vụ của mình, giúp bệnh nhân thoát mê và tập thở tự nhiên không phụ thuộc vào máy thở, đặc biệt là những bệnh nhân trải qua ca mổ kéo dài nhiều tiếng đồng hồ hoặc những bệnh nhân có bệnh lý nội khoa nặng nề.
Sau phẫu thuật, bệnh nhân chuyển sang phòng hồi tỉnh để chăm sóc hậu phẫu. Trong giai đoạn này các bác sỹ gây mê tiếp tục hồi sức, thực hiện giảm đau đa mô thức, theo dõi sức khỏe người bệnh, đưa các chức năng sống của bệnh nhân trở về trạng thái cân bằng, thoát khỏi sự thay thế và hỗ trợ của máy móc. Hồi sức sau phẫu thuật còn giảm tỷ lệ đau sau mổ giúp làm giảm stress và tăng cường sự phục hồi của bệnh nhân.
Trong tất cả các giai đoạn ấy, ê-kíp gây mê liên tục túc trực bên bệnh nhân để theo dõi và hồi sức. Nhờ đó, bệnh nhân đã thoát khỏi “lưỡi hái” của tử thần. Chính vì thế, cần sự nắm bắt nhanh chóng và chính xác của bác sĩ gây mê, đòi hỏi bác sĩ gây mê phải có chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm, dự tính mọi thông số, đề phòng rủi ro, chuẩn xác mọi thao tác, kỹ năng hồi sức, cấp cứu, kỹ năng gây mê… xử lý được những ca "nguy cấp". Không có một công thức chung nào, chỉ bằng tài năng và kinh nghiệm bác sĩ gây mê giúp bệnh nhân có cuộc phẫu thuật êm dịu nhất.
Căng thẳng và áp lực là thế nhưng các bác sĩ, điều dưỡng khoa Phẫu thuật-Gây mê hồi sức luôn làm việc với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, cẩn trọng, tỉ mỉ và chuyên nghiệp góp phần rất lớn đến thành công của hơn 30000 ca phẫu thủ thuật tại bệnh viện Hùng Vương mỗi năm.
Nếu được hỏi: “Có buồn không khi bệnh nhân ít khi biết tới vai trò của bác sĩ gây mê?” thì chắc chắn các Bác sĩ Gây mê hồi sức sẽ trả lời: “ Chỉ cần ca phẫu thuật thành công, bệnh nhân hồi phục là niềm vui đối với các bác sĩ rồi”. Có lẽ, cái để lại trong tâm trí bệnh nhân sau khi rời khỏi phòng phẫu thuật là giọng nói ấm áp, sự dịu dàng, cùng với tay nghề và sự tận tâm của đội ngũ y bác sĩ của khoa Phẫu thuật-Gây mê hồi sức.
Gây mê hồi sức sản khoa là một lĩnh vực chuyên môn có tính chất đặc thù và đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực y tế nói chung và chuyên ngành sản khoa nói riêng.
Trong các ca mổ lấy thai, có những ca bình thường, nhưng cũng có những ca khó như nhau tiền đạo, rau cài răng lược, hay sản phụ có bệnh nền...
Một số sản phụ trong quá trình sinh bị mất máu, băng huyết, nếu cơ thể bị mất 3- 4 lít máu một lúc thì tụt huyết áp rất nhanh, dẫn đến rối loạn mạch, suy gan, suy thận, suy đa tạng... đe doạ tính mạng bệnh nhân. Do đó, gây mê, hồi sức đóng vai trò rất quan trọng trong phẫu thuật sản khoa nói riêng và phẫu thuật y khoa nói riêng.
Người viết: Hoàng Nguyễn Kiều Oanh
Khoa Phẫu thuật Gây mê Hồi sức - Quý 1/2024
Vui lòng đánh giá mức độ hài lòng