Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thu nhập bình quân đầu người được tính bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của một quốc gia, là giá trị tiền tệ của tất cả hàng hóa và dịch vụ được tạo ra bởi một quốc gia trong một năm, chia cho dân số của quốc gia đó.
Nếu bạn chỉ xem xét tại một thời điểm, thì bạn có thể sử dụng GDP "danh nghĩa" chia cho tổng dân số tại thời điểm đang xét đến. “Danh nghĩa” ở đây có nghĩa là Thu nhập bình quân đầu người được tính theo giá trị tiền tệ hiện tại, chưa điều chỉnh cho lạm phát.
Nếu muốn so sánh Thu nhập bình quân đầu người giữa các quốc gia, bạn cần sử dụng phương pháp “ngang giá sức mua” (purchasing price parity, PPP). Đây có vẻ là thước đo khá phức tạp song nó giúp tạo ra sự ngang bằng giữa các nền kinh tế bằng cách so sánh một rổ hàng hóa bỏ qua tác động của tỷ giá hối đoái. Phương pháp này cũng giúp đánh giá đồng tiền của một quốc gia thông qua những gì có thể mua ở quốc gia đó, chứ không chỉ thông qua giá trị của đồng tiền khi được quy đổi bằng tỷ giá hối đoái.
Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam đã có những bước chuyển biến rất tích cực kể từ cuộc cải cách kinh tế Đổi mới từ năm 1986. Nỗ lực tận dụng các nguồn lực sẵn có cũng như kết hợp những xu hướng toàn cầu đã nhanh chóng giúp Việt Nam phát triển từ một trong những quốc gia nghèo trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp chỉ trong một khoảng thời gian ngắn hơn so với nhiều quốc gia khác.
Theo thống kê của World Bank, từ năm 2002 đến 2020, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng gấp 3.6 lần, đạt gần 3,700 USD/người. Mặt khác, tỉ lệ nghèo (theo chuẩn nghèo ở mức 3.65 USD/ngày, PPP năm 2017) đã giảm từ hơn 14% năm 2010 xuống chỉ còn 3.8% vào năm 2020.
Báo cáo của Tổng Cục Thống kê nước ta cũng cho biết, GDP Việt Nam năm 2022 đạt 9,513 triệu tỷ đồng, tương đương 409 tỷ USD, tăng 8.02% so với năm 2021. GDP Việt Nam đứng thứ 5 khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia, Thái Lan, Malaysia và Singapore) và xếp thứ 37 thế giới.
GDP bình quân đầu người năm 2022 là 95.6 triệu đồng/người, tương đương 4,110 USD và tăng 393 USD so với năm 2021
Với những kết quả đạt được, theo tầm nhìn phát triển trong tương lai, Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045 với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm trên đầu người đạt 5.9%.
- GDP bình quân đầu người đo lường sản lượng kinh tế của một quốc gia trên mỗi người dân.
- Đây là một thước đo chuẩn mức sống tiêu biểu của một quốc gia, cho thấy người dân được hưởng lợi như thế nào từ nền kinh tế quốc gia của họ.
Ngày 4/3/2021, Bank of Korea đã công bố thu nhập bình quân đầu người (GNI per capita – 1인당 국민총소득) của người Hàn Quốc năm 2020 là 37,473,000원. Tính theo đô la Mỹ thì thu nhập bình quân đầu người của Hàn Quốc đạt 31,755 USD, giảm 1,1% (360 USD) so với năm 2019 (32,115 USD).
Năm 2019 thu nhập bình quân là 37,435,000원Năm 2018 tương ứng là 36,787,000원Năm 2017 tương ứng là 33,636,000원 và 29,745$.Năm 2016 tương ứng là 31,984,000원 và 27,561$.Năm 2015 tương ứng là 30,935,000원 và 27,340$.
Tính theo đô la Mỹ, năm 2015 bị giảm, 2016 tăng nhẹ thì năm 2017 tăng mạnh, đến gần 2,200$, năm 2018 tăng cực mạnh, gần 3,700$ thì 2019 lại giảm đến 4.3%. Và năm 2020 lại giảm tiếp, 1.1%.
Tính theo tiền won Hàn Quốc, thu nhập bình quân của người Hàn mỗi năm đều tăng trên dưới 1 triệu won. Chỉ có năm 2020 là tăng rất ít vì dịch Covid19.
Đây là một con số rất quan trọng mà anh chị em muốn chuyển đổi sang tư cách lưu trú thường trú nhân/visa định cư F-5 cần chú ý để cân đối kế hoạch. Ngoài ra, visa thăm thân dài hạn F-1-15 với yêu cầu về mức thu nhập cũng cần nắm con số này. Mỗi khi gia hạn F-1-15 cho ba mẹ, thu nhập của bạn cũng phải đáp ứng yêu cầu của mỗi năm.
Tìm hiểu:– Visa định cư F-5-10 dành cho người có bằng đại học trở lên.– Visa định cư F-5-15 dành cho người có bằng tiến sĩ tại Hàn Quốc.– Visa định cư F-5-9 dành cho người có bằng tiến sĩ ngoài Hàn Quốc.– Visa thăm thân dài hạn F-1-15.
Đọc thêm:* GDP – tổng sản phẩm trong nước – 국내총생산*GNI – tổng sản lượng quốc gia – 국민총소득
Nếu cảm thấy bài viết hữu ích, hãy bấm LIKE/THÍCH Facebook Hàn Quốc Ngày Nay và giới thiệu cho bạn bè về bài viết này.❤ Hãy tham gia nhóm Hàn Quốc Ngày Nay – Thông tin Hàn Quốc để dễ dàng tìm hiểu, thảo luận về visa và các vấn đề khác tại Hàn Quốc. Naviko- Nâng bước tương lai có thể hỗ trợ có phí nếu bạn không thể tự làm ( không có thời gian, không thể đi lại …) mọi thủ tục tại Hàn Quốc mặc dù đã đọc đầy đủ các bài hướng dẫn chi tiết.
Tổng cục Thống kê vừa công bố kết quả Khảo sát mức sống dân cư năm 2021. Theo đó, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương cho biết, năm 2021, thu nhập bình quân đầu người vẫn tiếp tục giảm so với năm 2020 do tác động của đại dịch COVID-19 nhưng cơ cấu thu nhập vẫn chuyển dịch theo hướng ngày càng tiến bộ hơn với tỷ trọng các khoản thu từ tiền công, tiền lương có xu hướng tăng và tỷ trọng thu từ hoạt động tự làm nông, lâm nghiệp, thủy sản có xu hướng ngày càng giảm.
“Mặc dù, thu nhập của dân cư có giảm so với năm 2020 nhưng tỷ lệ hộ nghèo vẫn giảm do Chính phủ thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội”, lãnh đạo Tổng cục Thống kê nhấn mạnh.
Cụ thể, số nhân khẩu bình quân 1 hộ năm 2021 là 3,6 người/hộ. Nhân khẩu bình quân của các hộ ở khu vực nông thôn cao hơn khu vực thành thị; các hộ có thu nhập càng cao thì số nhân khẩu bình quân 1 hộ càng thấp. Vùng có số nhân khẩu bình quân 1 hộ cao nhất là vùng Trung du và miền núi phía Bắc (4 người/hộ) và thấp nhất là vùng Đông Nam Bộ (3,3 người/hộ).
Trong giai đoạn 2010 - 2021, số nhân khẩu bình quân 1 hộ giảm nhẹ qua các năm, từ 3,9 người/hộ năm 2010 xuống 3,6 người/hộ năm 2021.
Ngược lại với xu hướng giảm của quy mô hộ gia đình và số người trong độ tuổi lao động thì tỷ lệ phụ thuộc tăng nhẹ trong giai đoạn 2010-2021, từ 0,55 năm 2010 đến 0,71 năm 2021.
Thu nhập bình quân 1 người/tháng năm 2021 theo giá hiện hành đạt 4,205 triệu đồng, giảm 1,1% so với năm 2020. Thu nhập bình quân 1 người/ tháng năm 2021 ở khu vực thành thị đạt 5,388 triệu đồng, cao gấp gần 1,5 lần khu vực nông thôn (3,486 triệu đồng).
Trước năm 2019, thu nhập bình quân đầu người liên tục tăng, tuy nhiên sau 2019 do tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19, thu nhập có xu hướng giảm dần. Tốc độ giảm thu nhập ở khu vực thành thị nhiều hơn so với khu vực nông thôn. So với năm 2020, thu nhập bình quân 1 người 1 tháng năm 2021 ở khu vực thành thị giảm 3,6%, trong khi thu nhập bình quân 1 người 1 tháng ở khu vực nông thôn không thay đổi đáng kể.
Trong năm 2021, vùng có thu nhập bình quân đầu người cao nhất là vùng Đông Nam Bộ (5,794 triệu đồng/người/tháng) và thấp nhất là vùng Trung du và miền núi phía Bắc (2,837 triệu đồng/người/tháng).
Nhóm hộ giàu nhất (nhóm gồm 20% dân số giàu nhất - nhóm 5) có thu nhập bình quân 1 người 1 tháng đạt 9,184 triệu đồng cao gấp 8 lần so với nhóm hộ nghèo nhất (nhóm gồm 20% dân số nghèo nhất - nhóm 1).
Tổng cục Thống kê cũng chỉ ra, cơ cấu thu nhập đang chuyển dịch theo hướng ngày càng tiến bộ hơn. Tỷ trọng các khoản thu từ tiền công, tiền lương có xu hướng tăng dần từ năm 2010 đến nay, từ 44,9% năm 2010 lên đến 56,7% năm 2021. Ngược lại, tỷ trọng thu từ hoạt động tự làm nông, lâm nghiệp, thủy sản có xu hướng ngày càng giảm, từ 20,1% năm 2010 xuống còn 10,8% năm 2021.
Tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận đa chiều năm 2021 là 4,4%, giảm 0,4 điểm phần trăm so với năm 2020, Trung du và miền núi phía Bắc là vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước (13,4%). Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm liên tục trong giai đoạn 2016 - 2021, trung bình mỗi năm giảm khoảng 1 điểm phần trăm.
Xét riêng về 10 chỉ số phản ánh mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản thì các hộ gia đình Việt Nam năm 2021 thiếu hụt nhiều về bảo hiểm y tế và giáo dục người lớn (mức độ thiếu hụt lần lượt là 17,8% và 11,3%).
Khảo sát mức sống dân cư năm 2021 được tiến hành theo Quyết định số 95/QĐ-TCTK ngày 29/1/2021 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê. Khảo sát mức sống dân cư năm 2021 là cuộc điều tra chọn mẫu nhằm thu thập thông tin để tổng hợp, biên soạn các chỉ tiêu thống kê quốc gia về mức sống hộ dân cư, đáp ứng nhu cầu thông tin thống kê cho các cấp, các ngành để đánh giá mức sống, tình trạng nghèo đói và phân hóa giàu nghèo của dân cư theo hướng tiếp cận đa chiều.
Cuộc khảo sát này được tiến hành trên phạm vi 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, bao gồm 47.000 hộ đại diện cho toàn quốc, khu vực thành thị, nông thôn, 6 vùng địa lý, tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương. Khảo sát này sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp để thu thập các thông tin nhằm tính toán các chỉ tiêu về nghèo đa chiều, thu nhập và một số chỉ tiêu liên quan khác.